Giấy phép kinh doanh nông sản

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:12 (GMT+7)

Kinh doanh nông sản là loại hình kinh doanh sản phẩm của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và ngành công nghiệp gia công chế biến lương thực, thực phẩm, chè, đường, rau quả. Kinh doanh nông sản hiện đang là một trong những lĩnh vực tiềm năng hiện nay

Kinh doanh nông sản là loại hình kinh doanh sản phẩm của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và ngành công nghiệp gia công chế biến lương thực, thực phẩm, chè, đường, rau quả. Kinh doanh nông sản hiện đang là một trong những lĩnh vực tiềm năng hiện nay. Vậy để thực hiện kinh doanh nông sản cần những loại giấy phép gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Hàng nông sản gắn liền với cuộc sống hàng ngày của nhân dân, giá chênh lệch giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ khá lớn, nếu nắm thông tin kịp thời và biết cách kinh doanh sẽ có lãi không kém phần kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng. 

Quy trình thủ tục xin giấy phép kinh doanh nông sản

4620: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp

Để thành lập công ty, hộ kinh doanh bida trước tiên, doanh nghiệp phải xem xét và lựa chọn những mã ngành, nghề phù hợp với yêu cầu để đăng ký kinh doanh. Cụ thể kinh doanh Bida thuộc mã ngành nghề sau:

 9329: Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu.

Chi tiết: Bán buôn thóc, ngô và các loại hạt ngũ cốc khác; bán buôn hoa và cây; bán buôn động vật sống…

Thành phần hồ sơ

Cũng giống như hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh thông thường, thành lập 1 công ty kinh doanh bida cũng yêu cầu các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh;

- Điều lệ công ty;

- Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH 2TV trở lên và công ty cổ phần);

- CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng;

- Quyết định của tổ chức góp vốn (đối với công ty có tổ chức góp vốn).

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Đối với mở công ty, Hồ sơ được nộp (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia về thành lập doanh nghiệp) đến cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính).

Đối với loại hình hộ kinh doanh, chủ cơ sở nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Thời hạn trả kết quả

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp kể từ ngày nộp hồ sơ. 

Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. 

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp biết.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Khi đó ăn không chỉ để no mà phải đảm bảo an toàn sức khỏe. Đặc biệt, trước nạn thực phẩm bẩn, có chứa chất độc hại tràn lan trên thị trường như hiện nay thì vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm càng được chú trọng hơn. Bởi vậy mà khi kinh doanh mặt hàng nông sản cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sơ đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực xung quanh

  • Sơ đồ quy trình sơ chế, sản xuất, đóng gói, bảo quản tại cơ sở

  • Bản thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Giấy chứng nhận đã tham gia tập huấn kiến thức ATTP và giấy xác nhận đã đủ sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh

* Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Tổ chức học lớp tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và tổ chức khám sức khỏe cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bước 3: Thẩm định hồ sơ, cơ sở thực địa.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

* Thời hạn tiếp nhận hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Theo khảo sát cho thấy, cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thực phẩm có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được người dùng tin tưởng và lựa chọn nhiều hơn. Ngoài ra, khi có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không lo ngại về việc các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hay gây khó dễ.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư