2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
- Nghị quyết 110/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 Về việc thi hành bộ luật tố tụng hình sự;
- Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 Về việc thi hành bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13;
- Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP ngày 01 tháng 6 năm 2020 Quy định phối hợp thực hiện một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ.
Theo Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:
“Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.”
Cưỡng chế hình sự là dùng quyền lực nhà nước buộc người có liên quan trong vụ án hình sự phải tuân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, biện pháp cưỡng chế là biện pháp do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bằng cách buộc đối tượng phải thi hành hoặc buộc giữ trong trường hợp khẩn cấp. Các biện pháp này được đặt ra để đảm bảo các hoạt động trong quá trình giải quyết vụ án gồm: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời biện pháp cưỡng chế mang tính buộc đối tượng phải thi hành.
Có tính chất cưỡng bức, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực công bắt buộc đối tượng phải thi hành.
Do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện
Đối tượng áp dụng: người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị can, bị cáo
Mục đích là nhằm đảm bảo hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án diễn ra đúng pháp luật.
Áp giải: đối tượng là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội
Dẫn giải: Đối tượng gồm:
Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Thẩm quyền ra quyết định: Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử.
Trường hợp không được áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải: Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.
Đối tượng áp dụng: bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Thẩm quyền ra quyết định:
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Lệnh kê biên của những đối tượng này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản.
Trường hợp không được áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải:
Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm;
Không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.
Đối tượng áp dụng:
Người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
Thẩm quyền ra quyết định:
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Lệnh kê biên của những đối tượng này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử;
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản.
Điều kiện phong tỏa tài khoản:
Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại.
Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh