2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Nuôi con nuôi là vấn đề nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định của pháp luật ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý: Điều 12 Luật nuôi con nuôi 2010.
Khoản 1 Điều 12 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi như sau:
“ 1. Người nhận con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi.”
Lệ phí là khoản tiền đã được ấn định mà bắt buộc cá nhân, tổ chức khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công và phụ vụ cho công việc quản lý nhà nước (được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015).
Theo đó, người nhận nuôi con nuôi khi muốn nhận nuôi con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Khoản 2, 3, 4 Điều 12 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài như sau:
2. Ngoài lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều này, người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam phải trả một khoản tiền để bù đắp một phần chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, bao gồm chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ khi được giới thiệu làm con nuôi đến khi hoàn thành thủ tục giao nhận con nuôi, xác minh nguồn gốc của người được giới thiệu làm con nuôi, giao nhận con nuôi và thù lao hợp lý cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng.
3. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn, giảm, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.
4. Ngoài lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nuôi con nuôi nước ngoài không được đặt ra bất kỳ khoản thu nào khác.
Thứ nhất: Đối tượng phải nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài là người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam. Người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài không phải ở Việt Nam.
Thứ hai: Về thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn, giảm, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài được Chính phủ quy định chi tiết tại Nghị định 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài.
Thứ ba: Pháp luật quy định các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nuôi con nuôi nước ngoài không được đặt ra bất kỳ khoản thu nào khác ngoài lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, tránh trường hợp lợi dụng thẩm quyền, quyền lực mà trục lợi, gây ảnh hưởng đến quá trình nhận nuôi con nuôi của người nhận con nuôi.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật nuôi con nuôi.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh