2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Nuôi con nuôi là vấn đề nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật ngay sau đây.
Căn cứ theo Điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định giải quyết việc nuôi con nuôi phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
Gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống.
Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi. Theo đó, việc tôn trọng quyền trẻ em được sống trong môi trường gốc đảm bảo cho trẻ em được nhận sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục từ chính máu mủ, ruột thịt của mình, đây là tiền đề để trẻ em phát triển tốt về mặt tâm lý, tạo điều kiện để phát triển toàn diện.
Thứ hai: Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Người nhận con nuôi là cha mẹ nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Người được nhận làm con nuôi là con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Xuất phát từ mục đích của việc nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình nên việc giải quyết việc nuôi con nuôi không thể thiếu nguyên tắc nêu trên. Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo sự tự nguyện trong việc nhận nuôi, được nhận nuôi của hai bên mà không bị ép buộc; không phân biệt đối xử nam nữ, tuân thủ theo quy định của pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Thứ ba: Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tạo điều kiện tối đa để người được nhận nuôi có điều kiện được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gần gũi, quen thuộc. Đồng thời là cơ sở để nâng cao việc theo dõi, giám sát thực hiện việc nuôi con nuôi, đảm bảo môi trường an toàn nhất cho trẻ em được phát triển.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật nuôi con nuôi.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh