Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nuôi con nuôi được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:34 (GMT+7)

Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nuôi con nuôi được

Nuôi con nuôi là vấn đề nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Để việc nuôi con nuôi được thực hiện đúng mục đích, trình tự thủ tục theo quy định thì pháp luật quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về nuôi con nuôi. Trong đó có trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Khái quát chung

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là một cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội.

Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Căn cứ theo Điều 46 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

Thứ nhất: Hướng dẫn, kiểm tra việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và cho trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi, bảo đảm đúng đối tượng theo quy định của pháp luật.

Cơ sở nuôi dưỡng là cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Đây là trách nhiệm quan trọng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần chú trọng, nắm bắt được việc nhận, cho trẻ em làm con nuôi trong cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Thứ hai: Chỉ đạo, hướng dẫn ngành lao động, thương binh và xã hội trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, có biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ em bị bỏ rơi.

Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ. Trẻ em bị bỏ rơi là đối tượng không nhận được sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục từ môi trường gia đình. Chính vì vậy để, việc nhận con nuôi giúp trẻ em bị bỏ rơi có điều kiện để được lớn lên và phát triển một cách toàn diện. Trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn ngành lao động, thương binh và xã hội trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, có biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ em bị bỏ rơi nhằm hướng đến mục đích cuối cùng của việc nuôi nuôi là mọi trẻ em đều được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.

Thứ ba: Kiểm tra, theo dõi việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân vì mục đích bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Xuất phát từ ý nghĩa của việc nuôi con nuôi và trẻ em là đối tượng đặc biệt nên luôn nhận được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân giúp nâng cao việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Chính vì vậy Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, đảm bảo các khoản hỗ trợ, tài trợ được thực hiện đúng mục đích, tránh trường hợp lợi dụng nhằm trục lợi.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật nuôi con nuôi.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư