2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nuôi con nuôi là vấn đề nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Để việc nuôi con nuôi được thực hiện đúng mục đích, trình tự thủ tục theo quy định thì pháp luật quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về nuôi con nuôi. Trong đó có trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp.
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ủy ban nhân dân bao gồm các cấp: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Uỷ ban nhân dân cấp thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố và cơ quan nhà nước cấp trên.
Khoản 1 Điều 49 Luật nuôi con nuôi 210 quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm như sau:
+ Quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này;
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
+ Báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước thuộc nhánh quyền lực hành pháp tại địa phương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Khoản 2 Điều 49 Luật nuôi con nuôi 210 quy định Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm như sau:
+ Giải quyết các việc hộ tịch liên quan đến nuôi con nuôi;
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
+ Kiểm tra, theo dõi tình hình nuôi con nuôi ở địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;
+ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước thuộc nhánh quyền lực hành pháp tại địa phương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Khoản 3 Điều 49 Luật nuôi con nuôi 210 quy định Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như sau:
+ Đăng ký, theo dõi việc nuôi con nuôi trong nước, ghi chú việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;
+ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.
Như vậy, pháp luật quy định trách nhiệm cụ thể cho từng cấp Uỷ ban nhân dân nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan trong việc thực hiện nuôi con nuôi. Thúc đẩy việc nuôi con nuôi có hiệu quả, đúng mục đích và đảm bảo quyền và lợi ích của cha mẹ nuôi, con nuôi.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật nuôi con nuôi.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh