2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nuôi con nuôi là vấn đề nhân đạo sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Để đảm bảo mọi trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, pháp luật mở rộng phạm vi nuôi con nuôi không chỉ ở trong nước mà còn áp dụng việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu về việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Căn cứ theo Điều 41 Luật nuôi con nuôi 2010.
Khoản 1 Điều 41 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
1. Quy định tại các Điều 14, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này được áp dụng đối với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam là người không có quốc tịch Việt Nam, cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam. Người nước ngoài muốn được phép cư trú tại Việt Nam thì phải xin cấp thẻ thường trú.
Theo đó, khi người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi phải tuân thủ các quy định của pháp luật nuôi con nuôi tại Điều 14, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật nuôi con nuôi 2010 bao gồm các quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi; trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em; đăng ký nhu cầu nuôi con nuôi; hồ sơ của người nhận con nuôi; hồ sơ của người nhận con nuôi; hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước; sự đồng ý cho làm con nuôi; thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi; hệ quả của việc nuôi con nuôi; căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi; quyền yêu cầu chấm dứ việc nuôi con nuôi; hệ quả việc chấm dứt nuôi con nuôi.
Về trình tự nhận con nuôi của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam sẽ được Luật Hoàng Anh trình bày tại phần 2. Xem thêm tại: https://luathoanganh.vn/nuoi-con-nuoi/viec-nguoi-nuoc-ngoai-thuong-tru-o-viet-nam-nhan-con-nuoi-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao-phan-2-lha10902.html
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật nuôi con nuôi.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh