Việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi được thực hiện như thế nào? ( Phần 2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:34 (GMT+7)

Việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi

Căn cứ theo Điều 41 Luật nuôi con nuôi 2010.

Áp dụng pháp luật đối với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi.

Vấn đề áp dụng pháp luật đối với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi, Luật Hoàng Anh đã trình bày ở phần 1. Xem thêm tại: https://luathoanganh.vn/nuoi-con-nuoi/viec-nguoi-nuoc-ngoai-thuong-tru-o-viet-nam-nhan-con-nuoi-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao-phan-1-lha10899.html

Trình tự nhận con nuôi của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.

Căn cứ theo khoản 2, 3, 4 Điều 41 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi được thực hiện như sau:

Thứ nhất: Hồ sơ của người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi được nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi 2010. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010 thì Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Việc lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi 2010 gồm: cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì lấy ý kiến người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì lấy ý kiến người giám hộ; ý kiến của trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi.

Thứ hai: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi; trường hợp từ chối thì phải trả lời cho người nhận con nuôi bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố và cơ quan nhà nước cấp trên.

Thứ ba: Ngay sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, người được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ đối với người được xin nhận làm con nuôi từ gia đình và gửi quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi mà không có lý do chính đáng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi. Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.

Theo đó, sau khi đăng ký việc nuôi con nuôi thì Sở Tư pháp sẽ tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở tư pháp và gửi quyết định cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước thuộc nhánh quyền lực hành pháp tại địa phương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Lễ giao nhận con nuôi có sự tham gia của các đối tượng:

+ Đại diện Sở Tư pháp.

+ Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

+ Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

+ Đại diện cơ sở nuôi dưỡng là người đại diện cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em (đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng)

+ Cha mẹ đẻ, người giám hộ đối với người được xin nhận làm con nuôi từ gia đình. Người giám hộ là cá nhân, pháp nhân thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ) theo luật định, hoặc được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định làm người giám hộ.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật nuôi con nuôi.

Luật Hoàng Anh

 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư