2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 quy định:
“Điều 40. Hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Thu hồi.
2. Điều chuyển.
3. Bán.
4. Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
5. Thanh lý.
6. Tiêu hủy.
7. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
8. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, bán tài sản công là một trong các hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan Nhà nước. Tài sản công sẽ được bán trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo hình thức bán quy định tại Điều 41 của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;
- Trường hợp 2: Cơ quan nhà nước được giao sử dụng tài sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;
- Trường hợp 3: Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công;
- Trường hợp 4: Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán quy định tại Điều 45 của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định:
“Điều 22. Thẩm quyền quyết định bán tài sản công
1. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công theo hình thức bán được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.”
Cụ thể như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Như vậy, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và hội đồng nhân dân cấp tỉnh là các cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản theo hình thức bán.
Theo Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định thẩm quyền quyết định bán tài sản công trong các trường hợp này được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định bán trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 tỷ đồng trở lên theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương có liên quan và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bán;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bán trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 tỷ đồng theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bán.
Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất trong nguyên giá tài sản để xác định thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này được thực hiện theo quy định tại Chương XI Nghị định này;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản công không phải là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Trường hợp phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản là trụ sở làm việc, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh