Dự trữ quốc gia được hình thành từ nguồn nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:44 (GMT+7)

Dự trữ quốc gia được hình thành từ nguồn Ngân sách nhà nước và Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước

Dự trữ quốc gia (DTQG) là nguồn dự trữ chiến lược do Nhà nước sở hữu, quản lý nhằm chủ động đáp ứng những mục tiêu, yêu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, thảm họa, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Nguồn lực DTQG được hình thành, bố trí từ ngân sách nhà nước (NSNN) và các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước. Cụ thể:

Theo Điều 6 Luật dự trữ Quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 quy định nguồn hình thành Dự trữ Quốc gia gồm:

“Điều 6. Nguồn hình thành dự trữ quốc gia

Dự trữ quốc gia được hình thành từ các nguồn sau đây:

1. Ngân sách nhà nước;

2. Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật.”

Pháp lệnh DTQG năm 2004 trước đó đã không theo kịp với những diễn biến thực tiễn của hoạt động DTQG trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Pháp lệnh DTQG mới chỉ quy định nguồn lực DTQG hình thành từ ngân sách Nhà nước, chưa có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động DTQG như: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kho chứa, cung ứng, bảo quản hàng hóa DTQG, nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản. Luật dự trữ Quốc gia 2012 ra đời đã khắc phục được hạn chế đó. Theo đó, Luật DTQG 2012 quy định ngoài nguồn hình thành từ NSNN còn có nguồn lực hợp pháp khác được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật.

1. Nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước

Theo Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước quy định Ngân sách Nhà nước như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

14. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”

Ngân sách Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt góp phần hình thành dự trữ Quốc gia. Cụ thể vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với dự trữ Quốc gia gồm: Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia, chi cho việc mua hàng dự trữ quốc gia, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của dự trữ quốc gia và chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia

2. Nguồn thu từ nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước

Nguồn lực hợp pháp khác ngoài Ngân sách Nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật dự trữ Quốc gia.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư