Giải thể, ngừng hoạt động có được xóa nợ dự trữ Quốc gia không?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:47 (GMT+7)

bài viết trình bày về đối tượng xử lý xóa nợ; Đối tượng xử lý bàn giao cho địa phương để thu hồi, bổ sung cho ngân sách địa phương và Đối tượng xử lý ghi giảm nguồn vốn dự trữ

Theo Điều 2 Thông tư 192/2012/TT-BTC quy định đối tượng và điều kiện áp dụng xóa nợ dự trữ Quốc gia như sau:

1. Đối tượng xử lý xóa nợ

- Đối tượng nợ đã bị cơ quan pháp luật xử lý phạt tù, hiện đã về địa phương nhưng không có khả năng trả nợ, có xác nhận của cơ quan thi hành án không còn tài sản để trả nợ;

- Đối tượng nợ là tổ chức, tập thể đã giải thể, ngừng hoạt động hoặc phá sản, có xác nhận của cơ quan cấp ra quyết định thành lập;

- Đối tượng nợ là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vay dự trữ quốc gia để cứu trợ cho dân và khôi phục các công trình công cộng (khi vay có đơn xin vay hoặc ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố);

- Đối tượng nợ đã chết có giấy chứng tử hoặc xác nhận đã chết của cơ quan Tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và không còn tài sản để trả nợ (bao gồm cả trường hợp mất tích, nếu bỏ trốn khỏi địa phương phải có giấy chứng nhận của Công an Phường, Xã nơi đối tượng cư trú trước khi bỏ trốn);

2. Đối tượng xử lý bàn giao cho địa phương để thu hồi, bổ sung cho ngân sách địa phương

- Đối tượng đã bị pháp luật xét xử phải bồi thường, nay đã về địa phương cư trú nhưng không có xác nhận của cơ quan thi hành án là không có khả năng trả nợ theo bản án đã tuyên;

- Đối tượng là các cá nhân, cán bộ đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc thuyên chuyển có quyết định nghỉ hưu, thôi việc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

3. Đối tượng xử lý ghi giảm nguồn vốn dự trữ

Các khoản hao kho còn tồn đọng chưa xử lý do chưa xây dựng được định mức mà trong quá trình bảo quản không phát hiện có tiêu cực hoặc hao kho do phương thức nhập, xuất, bàn giao và khoản nợ do bão lụt gây ra.

Theo đó, các đối tượng sau sẽ được xử lý xóa nợ: Đối tượng nợ đã bị cơ quan pháp luật xử lý phạt tù, hiện đã về địa phương nhưng không có khả năng trả nợ, có xác nhận của cơ quan thi hành án không còn tài sản để trả nợ; Đối tượng nợ là tổ chức, tập thể đã giải thể, ngừng hoạt động hoặc phá sản, có xác nhận của cơ quan cấp ra quyết định thành lập; Đối tượng nợ là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vay dự trữ quốc gia để cứu trợ cho dân và khôi phục các công trình công cộng (khi vay có đơn xin vay hoặc ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố); Đối tượng nợ đã chết có giấy chứng tử hoặc xác nhận đã chết của cơ quan Tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và không còn tài sản để trả nợ (bao gồm cả trường hợp mất tích, nếu bỏ trốn khỏi địa phương phải có giấy chứng nhận của công an phường, xã nơi đối tượng cư trú trước khi bỏ trốn).

Như vậy, đối tượng nợ là tổ chức, tập thể đã giải thể, ngừng hoạt động có xác nhận của cơ quan cấp ra quyết định thành lập sẽ được xử lý xóa nợ.

Thông tư cũng quy định rõ các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đề nghị xử lý xóa nợ; hồ sơ đề nghị xử lý bàn giao cho địa phương để thu hồi, bổ sung cho ngân sách địa phương; hồ sơ xử lý đề nghị ghi giảm nguồn vốn dự trữ.

Đối với các trường hợp không có đủ hồ sơ, chứng từ làm căn cứ để xem xét, xử lý thì Cục trưởng các cục dự trữ Nhà nước khu vực chỉ đạo Hội đồng cấp cục kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số nợ theo từng đối tượng trên sổ kế toán, lập biên bản làm căn cứ nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý; trên cơ sở biên bản và các phương án đề xuất xử lý, tổng hợp, thuyết minh, giải trình rõ về nguyên nhân, lý do và phương án xử lý theo từng đối tượng, báo cáo Tổng cục Dự trữ Nhà nước để tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật dự trữ Quốc gia.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư