2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 47 Luật Dự trữ Quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 quy định thanh lý hàng dự trữ Quốc gia như sau:
“Điều 47. Thanh lý hàng dự trữ quốc gia
1. Hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp không đáp ứng tiêu chí phục vụ mục tiêu dự trữ quốc gia thì thanh lý theo quy định của pháp luật. Việc thanh lý hàng dự trữ quốc gia do Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định.
2. Tiền thu được từ thanh lý hàng dự trữ quốc gia sau khi trừ đi các chi phí hợp lý được nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Đối với hàng dự trữ quốc gia không thể sử dụng được thì tiêu hủy. Việc tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
Như vậy thanh lý hàng Dự trữ Quốc gia khi không đáp ứng tiêu chí phục vụ mục tiêu dự trữ quốc gia hoặc đối với hàng dự trữ Quốc gia không thể sử dụng được thì tiêu hủy. Cụ thể như sau:
Theo Điều 14 Nghị định 94/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp và cách tiến hành thanh lý hàng dự trữ quốc gia như sau:
- Hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, giảm phẩm chất so với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng vẫn còn giá trị sử dụng và được phép lưu thông trên thị trường được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
+ Hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng đã gia công tái chế, sửa chữa hoặc xét thấy việc gia công tái chế, sửa chữa không có hiệu quả, không đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Hàng dự trữ quốc gia hết giá trị sử dụng theo đúng tính năng của hàng hóa nhưng có thể chuyển sang mục đích sử dụng khác.
- Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định thanh lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật. Phương thức, trình tự, thủ tục, tổ chức thanh lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
- Số tiền thu được từ thanh lý hàng dự trữ quốc gia, sau khi trừ chi phí hợp lý phục vụ cho công tác thanh lý theo quy định của pháp luật được nộp vào ngân sách nhà nước.
Nội dung chi phí thanh lý hàng dự trữ Quốc gia gồm:
+ Chi phí kiểm kê hàng dự trữ quốc gia;
+ Chi phí định giá và thẩm định giá hàng dự trữ quốc gia;
+ Chi phí tổ chức bán hàng dự trữ quốc gia;
+ Các chi phí khác có liên quan.
Các đơn vị dự trữ quốc gia lập dự toán thu, chi thanh lý hàng dự trữ quốc gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thanh toán chi phí thanh lý hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
Theo Điều 16 Nghị định 94/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp và cách tiến hành tiêu hủy hàng dự trữ Quốc gia như sau:
- Hàng dự trữ quốc gia quá niên hạn sử dụng bị giảm phẩm chất không còn sử dụng được và không được phép lưu hành trên thị trường phải tiêu hủy.
-. Hàng dự trữ quốc gia tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật.
- Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia.
- Kinh phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Chi phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư 145/2013/TT-BTC như sau:
- Nội dung chi phí gồm:
+ Chi phí kiểm kê hàng dự trữ quốc gia;
+ Chi phí di dời hàng dự trữ quốc gia đến nơi tiêu hủy;
+ Chi phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia;
+ Các chi phí khác có liên quan.
- Các đơn vị dự trữ quốc gia lập dự toán chi cho tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thanh toán chi phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Cấp kinh phí (được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này):
+ Trường hợp giao dự toán: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
+ Cấp bằng hình thức lệnh chi tiền
Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) kiểm tra hồ sơ, thủ tục, lập Thông tri cấp kinh phí cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị dự trữ nhà nước được Thủ trưởng các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo quy định về chi ngân sách trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền.
- Hồ sơ cấp kinh phí bằng hình thức lệnh chi tiền bao gồm:
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia;
+ Dự toán kinh phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Hợp đồng thuê tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia (nếu có);
+ Văn bản đề nghị cấp kinh phí của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật dự trữ Quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh