Hành vi vi phạm quy định về cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia có thể áp dụng biện pháp cảnh cáo hoặc phạt tiền:
Theo Khoản 1, 2, ,3 ,4, 5, 6, 7 Điều 44 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi cản trở hoạt động cấp phát, cứu trợ hoặc thực thi một nhiệm vụ khác về dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;
+ Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các thủ tục cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng trong thời gian quy định.
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi sử dụng hàng dự trữ quốc gia không đúng mục đích; cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia không đúng đối tượng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia không đảm bảo về chủng loại, số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn, quy cách theo các mức phạt sau:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;
+ Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Phạt tiền đối với hành vi làm thất thoát hàng dự trữ quốc gia dùng để cấp phát, cứu trợ hoặc thực thi một nhiệm vụ khác theo các mức phạt sau:
+ Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi phân phối hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng không đúng đối tượng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chậm trễ, trì hoãn trong việc cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000. 000 đồng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm trễ, trì hoãn trong việc phân phối hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia.
Bên cạnh hình phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền thì có thể áp dụng các hình phạt bổ sung kèm theo hình phạt chính: biện pháp bỏ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.
Khoản 8 Điều 44 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm về cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia gồm:
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sử dụng hàng dự trữ quốc gia không đúng mục đích; cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia không đúng đối tượng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia không đảm bảo về chủng loại, số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn, quy cách; hành vi phân phối hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng không đúng đối tượng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.; hành vi chậm trễ, trì hoãn trong việc cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000. 000 đồng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khoản 3, 5 và 6 Điều 44 Nghị định 63/2019/NĐ-CP).
- Buộc hoàn trả hàng dự trữ quốc gia bị thất thoát, sử dụng không đúng mục đích hoặc cấp phát không đúng đối tượng đối với hành vi sử dụng hàng dự trữ quốc gia không đúng mục đích; cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia không đúng đối tượng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia không đảm bảo về chủng loại, số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn, quy cách; hành vi làm thất thoát hàng dự trữ quốc gia dùng để cấp phát, cứu trợ hoặc thực thi một nhiệm vụ khác; hành vi phân phối hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng không đúng đối tượng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Khoản 3, 4, 5 Nghị định 63/2019/NĐ-CP).
- Buộc hoàn trả hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, kém hoặc mất phẩm chất, không đủ số lượng đối với hành vi chậm trễ, trì hoãn trong việc phân phối hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia (khoản 7 Điều 44 Nghị định 63/2019/NĐ-CP).
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật dự trữ Quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Tài sản công 07/10/2021
bài viết trình bày về nhiệm vụ của đơn vị DTQG, doanh nghiệp được thuê bảo quản hàng DTQG trong việc xuất cấp, giao hàng
Tài sản công 07/10/2021
bài viết trình bày về khái niệm, hình thức, nội dung và nguyên tắc của hóa đơn bán hàng Dự trữ Quốc gia
Tài sản công 07/10/2021
bài viết trình bày về 6 nguyên tắc sử dụng hóa đơn bán hàng DTQG
Tài sản công 07/10/2021
bài viết trình bày về việc đặt in hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia và điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hoá đơn
Tài sản công 08/10/2021
nguyên tắc và cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn bán hàng Dự trữ Quốc gia
Tài sản công 08/10/2021
Cách xử lý hóa đơn bán hàng dự trữ Quốc gia trong 3 trường hợp: xử lý đối với hóa đơn đã lập, xử lý hóa đơn trong trường hợp không xử dụng và xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn.
Tài sản công 08/10/2021
bài viết trình bày về hình thức xử phạt VPHC và biện pháp khắc phục hâu quả trong lĩnh vực DTQG
Tài sản công 08/10/2021
xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về mua, bán hàng, quản lý và bảo quản hàng DTQG
Tìm kiếm nhiều