Hành vi vi phạm quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia xử lý VPHC như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:47 (GMT+7)

bài viết trình bày về xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia và trình tự, thủ tục xử phạt VPHC đối với hàng vi vi phạm đó

Hành vi vi phạm quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có thể áp dụng biện pháp cảnh cáo hoặc phạt tiền, ngoài ra có thể áp dụng kèm các biện pháp bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

1. Xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

a. Hình phạt chính

Theo Điều 45 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia hàng dự trữ quốc gia có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 10.000.000 đồng, cụ thể như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi cản trở hoạt động nhập, xuất, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;

+ Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng theo quy định;

+ Giao hàng không đúng về số lượng, chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng đối với hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng không đúng về chủng loại, quy cách, số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng khi không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b. Hình thức phạt bổ sung

Theo Khoản 5 Điều 45 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt bổ sung gồm:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia nêu trên.

c. Biện pháp khắc phục hậu quả

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi:

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia.

+ Giao hàng không đúng về số lượng, chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng đối với hàng dự trữ quốc gia.

- Buộc thu hồi hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp không đúng quy định đối với các hành vi nêu trên.

2. Trình tự, thủ tục xử phạt VPHC đối với hàng vi vi phạm quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

- Theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định trường hợp phạt đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đối với tổ chức thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản.

- Xử phạt hành chính có lập biên bản khi mức phạt trên 500.000 đồng. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57,58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm hành chính được tiến hành theo trình tự như sau:

Bước 1:  Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.

Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật dự trữ Quốc gia.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư