2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bài viết dưới đây Luật Hoàng Anh xin được trình bày về việc sử dụng hàng dự trữ Quốc gia theo quy định của Luật dự trữ Quốc gia. Nội dung bài viết gồm: Nguyên tắc quản lý, sử dụng hàng dự trữ Quốc gia; trách nhiệm xuất cấp, tiếp nhận hàng dự trữ Quốc gia và việc quản lý, sử dụng hàng dự trữ Quốc gia.
Sử dụng hàng dự trữ Quốc gia phải tuân theo các nguyên tắc nhất định. Theo Khoản 2 Điều 7 Luật dự trữ Quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 quy định nguyên tắc chung sử dụng hàng dự trữ Quốc gia như sau:
“Điều 7. Nguyên tắc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia
2. Hàng dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật; không được sử dụng hàng dự trữ quốc gia để kinh doanh.”
Việc sử dụng hàng dự trữ Quốc gia phải tuân theo nguyên tắc chung và được quy định cụ thể tại Điều 55 Luật Dự trữ Quốc gia 2012 như sau:
- Hàng dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng; đúng chế độ quản lý tài chính, tài sản nhà nước, thống kê theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức sử dụng hàng dự trữ quốc gia chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền; báo cáo kết quả sử dụng hàng dự trữ quốc gia với cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách.
- Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về việc đề nghị cấp và sử dụng hàng dự trữ quốc gia.
Trách nhiệm xuất cấp, tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 56 Luật Dự trữ Quốc gia 2012 như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm thực hiện đúng các thủ tục xuất kho, vận chuyển, giao hàng tại địa điểm quy định, kịp thời, an toàn, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại.
- Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ nhận hàng dự trữ quốc gia phải tiếp nhận kịp thời, phân phối đúng chế độ, chính sách, đối tượng; chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản nhà nước, chế độ thống kê và chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.
Ví dụ:
Ngày 12/8/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1394/QĐ-TTg giao Bộ Tài chính xuất cấp hàng từ nguồn dự trữ quốc gia (DTQG) cho UBND TPHCM để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Tổng cục Dự trữ nhà nước (DTNN) đã khẩn trương triển khai thực hiện, kịp thời hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tổng cục DTNN đã giao nhiệm vụ cho các Cục DTNN khu vực triển khai xuất cấp 410 bộ nhà bạt cứu sinh các loại và 14 bộ máy phát điện các loại cho UBND TPHCM.
Đồng thời, Tổng cục DTNN đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận phối hợp chặt chẽ với các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực để tiếp nhận hàng DTQG trang cấp cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Theo Điều 57 Luật Dự trữ Quốc gia 2012 quy định Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức sau khi nhận hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm:
- Quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia đúng mục đích, đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; bảo đảm không thất thoát, lãng phí;
- Lập hồ sơ theo dõi, hạch toán, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đối với hàng dự trữ quốc gia được cấp theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Đối với hàng dự trữ quốc gia được sử dụng nhiều lần phải mở sổ theo dõi chi tiết theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật dự trữ Quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh