2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 87 Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 (sau đây gọi là Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017) quy định:
“Điều 87. Hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng
1. Thu hồi.
2. Điều chuyển.
3. Bán.
4. Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
5. Thanh lý.
6. Xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
7. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng là một trong các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng. Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng được quy định tại Điều 92 Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
Tài sản kết cấu hạ tầng được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
- Tài sản kết cấu hạ tầng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
- Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng cũ để đầu tư xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng mới theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng không sử dụng được theo công năng của tài sản;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý như sau:
- Giao đối tượng có tài sản thanh lý để tiếp tục quản lý, sử dụng: Các đối tượng có tài sản thanh lý gồm: Cơ quan nhà nước; Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; Đơn vị sự nghiệp công lập; Doanh nghiệp và đối tượng khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Điều chuyển:
Theo Điều 89 Luật quản lý tài sản công 2017 quy định hình thức điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng như sau:
“1. Việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện giữa các đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý;
b) Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng có tài sản điều chuyển chủ trì, phối hợp với đối tượng được tiếp nhận tài sản thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Đối tượng được tiếp nhận tài sản có trách nhiệm thanh toán các chi phí hợp lý có liên quan đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản theo quy định. Không thực hiện thanh toán giá trị tài sản trong trường hợp điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng.”
- Bán.
Điều 90 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định:
“Điều 90. Bán tài sản kết cấu hạ tầng
1. Tài sản kết cấu hạ tầng được bán trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 88 của Luật này;
b) Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
3. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc đối tượng có tài sản bán có trách nhiệm tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, đối tượng có tài sản thanh lý có trách nhiệm:
- Tổ chức phá dỡ, hủy bỏ tài sản theo quy định của pháp luật;
- Lập phương án, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý vật liệu, vật tư thu hồi theo hình thức theo quy định;
- Tổ chức bàn giao, bán vật liệu, vật tư thu hồi theo quy định về điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng và bán tài sản kết cấu hạ tầng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh