Tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định dựa trên nguyên tắc nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:51 (GMT+7)

bài viết trình bày về nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định

Thông tư 45/2018/TT-BTC đã được Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo Điều 13 của Thông tư thì nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định được quy định như sau:

Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định

Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định gồm:

- Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Phạm vi tài sản cố định phải tính hao mòn là tất cả tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật, tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn;

- Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại (1) và (2) dưới đây được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật (được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này) thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì hao mòn tài sản cố định của năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản;

- Trường hợp kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì hao mòn tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.

Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định

- Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định sau đây (tài sản theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này) thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp:

Các tài sản quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này gồm:

+ Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (1);

+ Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật (2);

- Đối với tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại (1) và (2) được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này) thì việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện từ ngày tài sản cố định được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và thôi trích khấu hao tài sản cố định từ sau ngày kết thúc việc sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;

- Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư