2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dù có thể được coi là đem lại hiệu quả kinh tế vẫn không được hưởng miễn trừ, trừ phi thỏa thuận đó là cần thiết và không thể tránh khỏi, nghĩa là nếu như không có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì sự hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Ví dụ, các thỏa thuận sản xuất chung có thể đi kèm với thỏa thuận bán chung, thỏa thuận này sẽ là hiệu quả nếu như không có thỏa thuận này thì các doanh nghiệp sẽ không hợp tác đầu từ sản xuất do chi phí hoặc rủi ro quá lớn. Ngoài ra, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được cho là đem lại hiệu quả kinh tế cũng sẽ không được hưởng miễn trừ nếu thỏa thuận đó dẫn đến việc loại bỏ đáng kể cạnh tranh trên thị trường dựa trên việc đánh giá tính cạnh tranh trên thị trường trước và sau khi thỏa thuận được thực hiện. Ví dụ khi tình hình cạnh tranh trên thị trường đối với một sản phẩm vốn dĩ đã thấp thì việc cho phép thực hiện một thỏa thuận hạn chế cạnh trạnh trong trường hợp này rất có thể sẽ triệt tiêu hoàn toàn sự cạnh tranh trong thị trường đó hoặc một doanh nghiệp khác sẽ nắm giữ độc quyền.
Doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp hồ sơ theo quy định nêu trên tới Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định. Hồ sơ gồm có các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại Điều 15 Luật Cạnh tranh năm 2018 như sau:
- Đơn đề nghị hưởng miễn trừ đối với thoả thuận hành chế cạnh tranh (mẫu của Uỷ Ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành);
- Dự thảo nội dung thoả thuận giữa các bên;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm;
- Bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề (nếu có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề);
- Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng các điều kiện được miễn trừ và chứng cứ chứng minh;
- Văn bản uỷ quyền của các bên tham gia thoả thuận cho bên đại diện (nếu có).
Sau đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận hồ sơ và thông báo cho doanh nghiệp về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thụ lý hồ sơ sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí thẩm định. Trong quá trình thụ lý, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể yêu cầu bên nộp bổ sung thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm đang đề nghị hưởng miễn trừ. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm đang đề nghị hưởng miễn trừ.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về việc hưởng miễn trừ. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm những nội dung được quy định tại Điều 21 Luật Cạnh tranh năm 2018, cụ thế như sau:
- Tên, địa chỉ của các bên tham gia thỏa thuận;
- Nội dung của thỏa thuận được thực hiện;
- Điều kiện và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận;
- Thời hạn hưởng miễn trừ.
Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm phải được gửi cho các bên tham gia thỏa thuận trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định. Thời hạn hưởng miễn trừ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời gian 90 ngày trước khi thời hạn hưởng miễn trừ kết thúc, theo đề nghị của các bên tham gia thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định việc tiếp tục hoặc không tiếp tục hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Trường hợp tiếp tục được hưởng miễn trừ thì thời hạn hưởng miễn trừ là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định tiếp tục hưởng miễn trừ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có quyền rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Đề nghị rút hồ sơ phải được lập thành văn bản và gửi đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Nhưng phí thẩm định hồ sơ không được hoàn lại cho doanh nghiệp rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.
Các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Cạnh tranh năm 2018 chỉ được thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau khi có quyết định hưởng miễn trừ quy định tại Điều 21 của Luật này. Các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được hưởng miễn trừ phải thực hiện đúng quyết định hưởng miễn trừ quy định tại Điều 21 của Luật này.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Cạnh tranh năm 2018, đó là:
“Điều 23. Bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ trong các trường hợp sau đây:
a) Điều kiện được hưởng miễn trừ không còn;
b) Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ;
c) Doanh nghiệp được hưởng miễn trừ vi phạm các điều kiện, nghĩa vụ để được hưởng miễn trừ trong quyết định hưởng miễn trừ;
d) Quyết định hưởng miễn trừ dựa trên thông tin, tài liệu không chính xác về điều kiện được hưởng miễn trừ.”
Trường hợp điều kiện được hưởng miễn trừ không còn, bên được hưởng miễn trừ có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để ra quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ. Quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ phải được gửi cho các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh