Báo cáo điều tra gồm những nội dung gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:06 (GMT+7)

Nội dung báo cáo điều tra

Căn cứ pháp lý

- Luật Cạnh tranh năm 2018.

Tóm tắt ngắn gọn giai đoạn điều tra vụ việc cạnh tranh

Thủ tục tố tụng cạnh tranh bao gồm 3 giai đoạn cơ bản, đó là điều tra vụ việc cạnh tranh, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Điều tra vụ việc cạnh tranh là giai đoạn khởi đầu trong tố tụng cạnh tranh, theo đó Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh áp dụng các nghiệp vụ cần thiết để xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh. Điều tra vụ việc cạnh tranh được khởi đầu bằng quyết định điều tra dựa trên thông tin về hành vi vi phạm hoặc khiếu nại vụ việc cạnh tranh và kết thúc bằng đình chỉ điều tra hoặc bằng báo cáo, kết luận điều tra.

Quyết định điều tra

- Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh dựa vào một trong các căn cứ:

+ Thứ nhất, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thụ lí hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh. Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Hồ sơ khiếu nại bao gồm: Đơn khiếu nại theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành; Chứng cứ để chứng minh các nội dung khiếu nại có căn cứ và hợp pháp; Các thông tin, chứng cứ liên quan khác mà bên khiếu nại cho rằng cần thiết để giải quyết vụ việc.

+ Thứ hai, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có thể quyết định tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh mà không cần phải có khiếu nại của bất kì tổ chức, cá nhân nào. Thời hiệu để Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định điều tra trong trường hợp này là ba năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.

- Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh:

Thời hạn điều tra của vụ việc hạn chế cạnh tranh là 09 tháng; của vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 90 ngày; của vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày; đều bắt đầu kể từ ngày ra quyết định điều tra.

Đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn điều tra một lần nhưng không quá 03 tháng đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh; không quá 60 ngày đối với vụ việc vi phạm tập trung kinh tế và không quá 45 ngày đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

- Nội dung hoạt động điều tra:

+ Áp dụng biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lí vụ việc cạnh tranh.

+ Lấy lời khai

+ Triệu tập người làm chứng

Đình chỉ điều tra, khôi phục điều tra

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp quy định tại Điều 86 của Luật Cạnh tranh năm 2018. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hoặc theo đề nghị của các bên liên quan khôi phục điều tra trong các trường hợp tại Điều 87 của Luật này.

Báo cáo điều tra, kết luận điều tra

Sau khi kết thúc điều tra, điều tra viên vụ việc cạnh tranh lập báo cáo điều tra để trình Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Dựa vào đó, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tổ chức xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Nội dung trong báo cáo điều tra vụ việc cạnh tranh

Căn cứ vào Điều 88 của Luật Cạnh tranh năm 2018 thì báo cáo điều tra vụ việc cạnh tranh gồm những nội dung chủ yếu sau:

Điều 88. Báo cáo điều tra

1. Sau khi kết thúc điều tra, điều tra viên vụ việc cạnh tranh lập báo cáo điều tra gồm các nội dung chủ yếu sau đây để trình Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh:

a.Tóm tắt vụ việc;

b.Xác định hành vi vi phạm;

c.Tình tiết và chứng cứ được xác minh;

d.Đề xuất biện pháp xử lý.”

- Điều tra viên vụ việc cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bổ nhiệm, miễn nhiệm và điều tra viên vụ việc cạnh tranh sẽ thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Do đó, tiến hành điều tra và lập báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra vụ việc cạnh tranh để trình lên Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh.

- Sau khi nhận báo cáo điều tra từ điều tra viên vụ việc cạnh tranh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, báo cáo điều tra và kết luận điều tra đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tổ chức xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư