Báo cáo điều tra một vụ việc cạnh tranh có những nội dung gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:07 (GMT+7)

Báo cáo điều tra một vụ việc cạnh tranh

Trong bài viết dưới đây minh họa cấu trúc của một mẫu báo cáo điều tra vụ việc cạnh tranh từng gây xôn xao đó là vụ việc tập trung kinh tế giữa Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty cổ phần GTNfoods. Thông tin chi tiết của vụ việc này được Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cùng nhiều bài báo đăng tải, các bạn có thể tìm đọc dễ dàng.

Thông tin vụ việc cạnh tranh

1. Thông tin về các bên liên quan

- Bên bị điều tra: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

[trích dẫn các thông tin liên quan về doanh nghiệp này như địa chỉ trụ sở, các công ty con,… cũng như quan hệ liên doanh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác]

- Các bên có liên quan: Công ty cổ phần GTNfoods

[trích dẫn các thông tin liên quan với cách thức tương tự như trên]

2. Nội dung điều tra

Uỷ ban cạnh tranh quốc gia tiến hành điều tra vụ việc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) mua cổ phần của Công ty Cổ phần GTNfoods để xem xét hành vi này có vi phạm pháp luật cạnh tranh của Việt Nam về hành vi tập trung kinh tế hay không.

3. Cơ sở pháp lý điều tra

Việc điều tra được dựa trên những cơ sở sau đây:

- Luật cạnh tranh năm 2018

- Nghị định 35/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh 2018

- Quyết định số…về việc phân công điều tra viên tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh mã số…

- Quyết định số…về việc điều tra vụ việc cạnh tranh mã số…

4. Tóm tắt quá trình điều tra

Trong quá trình điều tra, Uỷ ban cạnh tranh Quốc gia đã tiến hành việc điều tra, xác minh các thông tin về các doanh nghiệp bị điều tra và có liên quan đến vụ việc; hình thức tập trung kinh tế giữa Công ty Vinamilk Việt Nam và GTNfoods.

Sau quá trình thu thập thông tin, chứng cứ, Uỷ ban cạnh tranh xác định các thông tin liên quan đến thị trường liên quan, thị phần của các doanh nghiệp tham gia từ đó đánh giá các tác động của việc tập trung kinh tế để xem xét Công ty Vinamilk có vi phạm các quy định về tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật cạnh tranh không.

Nội dung điều tra

*) Bên có liên quan:

CÔNG TY CỔ PHẦN GTNfoods (GTNfoods Joint Stock Company)

*) Bên bị điều tra

Công ty cổ phần sữa Việt nam (Vinamilk)

*) Xác định hành vi hạn chế cạnh tranh:

+ Chứng cứ về hành vi:

- Ngày 6/11/2019 VNM đã mua thêm 6,6 triệu cổ phiếu GTN. Hiện VNM đang nắm giữ 107.933.246 cổ phiếu, chiếm 43,17% vốn điều lệ tại GTN...

- Ngày 18 và 19/12/2019 VNM thông báo đã mua xong gần 78,6 triệu cổ phiếu GTNFoods, tăng tỷ lệ sở hữu từ 43% lên 75% và chính thức trở thành công ty mẹ của GTNFoods.

+ Căn cứ theo khoản 4 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018 quy định mua lại doanh nghiệp được coi là hành vi tập trung kinh tế. Theo đó “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”

Hành vi của VNM là hành vi tập trung kinh tế theo khoản 4 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018, tuy nhiên không vi phạm luật cạnh tranh vì VNM thực hiện tập trung kinh tế không gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

*) Mức độ tác động của tập trung kinh tế:

Việc hợp nhất GTN sẽ không có tác động đáng kể ngay lập tức lên tình hình tài chính của VNM do doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số khá nhỏ của GTN so với VNM. Trong 9 tháng 2019, GTN ghi nhận doanh thu 2,3 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế, sau lợi ích cổ đông thiểu số 7 tỷ đồng so với con số đạt lần lượt 42 nghìn tỷ đồng và 8,4 nghìn tỷ đồng của VNM.

- Gia tăng thị phần - công ty con mảng sữa của GTN, Sữa Mộc Châu, hiện đang ghi nhận doanh số bán sữa hàng năm khoảng 107 triệu USD so với doanh số bán sữa trong nước khoảng 2 tỷ USD của VNM trong năm 2019, theo dự báo của VCSC. Đồng thời tại thời điểm này, GTNFoods đang nắm 74,5% Vilico và Vilico lại sở hữu 51% tại Công ty Sữa Mộc Châu, việc này cũng đóng góp một phần lợi ích về việc gia tăng thị phần cho VNM

- Gia tăng nguồn cung sữa đầu vào trong nước nhờ đàn bò sữa của GTN cũng như quỹ đất tiềm năng để mở rộng chăn nuôi bò sữa. GTN hiện đang sở hữu khoảng 3.000 con bò sữa và thu mua từ khoảng 20.000 con bò sữa khác từ các hộ nông dân liên kết so với con số lần lượt là khoảng 30.000 và hơn 120.000 của VNM

- Việc thâu tóm công ty mẹ sữa Mộc Châu khiến các đối thủ cạnh tranh không thể thâu tóm Sữa Mộc Châu.

Kết quả đánh giá, phân tích giải trình của các bên

- VNM có thể nắm cổ phần chi phối của GTN mà không vi phạm Luật Cạnh Tranh về tập trung kinh tế do việc mua lại cổ phần này sẽ không ảnh hưởng đến cạnh tranh.

- VNM đã mua 75% cổ phần của GTNFoods và chính thức trở thành công ty mẹ của GNTFoods. Do đó vì Vinamilk mua trên 50% cổ phần của Công ty cổ phần GTNfoods thông qua đó kiểm soát Công ty giống bò sữa Mộc Châu là hình thức tập trung kinh tế mua lại doanh nghiệp theo khoản 4, Điều 29, Luật Cạnh tranh năm 2018, nên việc tập trung kinh tế giữa Vinamilk và GTNfoods không bị cấm theo quy định tại Điều 30 Luật cạnh tranh. Đây là sự tập trung kinh tế có điều kiện theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 41 Luật Cạnh tranh 2018.

Kết luận điều tra và kiến nghị

Bộ Công Thương đồng ý và đã có văn bản về sự tập trung kinh tế khi Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) khi mua cổ phần Công ty cổ phần GTNfoods (mã GTN): “Việc tập trung kinh tế giữa Vinamilk và GTNfoods không bị cấm theo quy định tại Điều 30 Luật cạnh tranh. Đây là sự tập trung kinh tế có điều kiện theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 41 Luật Cạnh tranh 2018”.

Được biết, Vinamilk đã có văn bản xin ý kiến Bộ Công Thương về thương vụ sáp nhập này tránh trường hợp lùm xùm như vụ Grab mua Uber Đông Nam Á vừa qua. Theo Bộ Công Thương, Vinamilk mua trên 50% cổ phần của Công ty cổ phần GTNfoods thông qua đó kiểm soát Công ty giống bò sữa Mộc Châu là hình thức tập trung kinh tế mua lại doanh nghiệp theo khoản 4, Điều 29, Luật Cạnh tranh năm 2018. Ngoài ra, Bộ Công thương nhấn mạnh doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế phải thực hiện kế hoạch mở rộng và phát triển vùng chăn nuôi bò sữa tại huyện Mộc Châu (Sơn La) và các vùng lân cận, hỗ trợ kỹ thuật và bảo đảm đầu ra bán sản phẩm sữa tươi cho các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu Vinamilk sau khi sáp nhập không được lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường và thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo khoản 1, Điều 27 và 12 của Luật Cạnh tranh năm 2018. Doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế cũng cần có báo cáo với Bộ Công Thương khi có việc tăng giá sản phẩm như sữa nước và sữa chua, tính hợp lý của việc tăng giá. Như vậy, bộ ngành quản lý đã chính thức chấp nhận cho GTNfoods và Vinamilk “về chung một nhà”.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư