2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hàng hóa được lưu thông nhưng vì những lí do cụ thể mà các hàng hóa này có thể bị thu hồi, cấm lưu thông và áp dụng biện pháp khẩn cấp. Trong những trường hợp để đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, một số loại hàng hóa sẽ bị áp dụng biện pháp khẩn cấp. Vậy những biện pháp đó là gì? Và hàng hóa lưu thông trong nước sẽ bị áp dụng biện pháp khẩn cấp đó khi nào? Sau đây là những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Biện pháp khẩn cấp là những biện pháp đưa ra để giải quyết một tình trạng hoặc ngăn chặn những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra trong một thời gian xác định. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các chế tài, các quy định đối với một hoặc một số đối tượng hàng hóa xác định để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tránh những rủi ro không đáng có xảy ra. Các biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước đó là: thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối vơi hàng hóa lưu thông trong nước được quy định tại Điều 26 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 26. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước
1. Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;
b) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp”.
Theo quy định trên có hai trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước đó là: Hàng hóa là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh và khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
Trong trường hợp nếu xét thấy hàng hóa là nguồn gốc hoặc phương tiện làm lây lan dịch bệnh thì cơ quan có thẩm quyền có quyền ban hành, áp dụng một hoặc đồng thời các biện pháp khẩn cấp. Bản chất của biện pháp khẩn cấp là ngăn chặn, xử lý những loại hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng, gây hại đến cộng đồng. Bởi tính chất, nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người hoặc liên quan đến vấn đề an ninh, quốc phòng hay vấn đề về chính trị - kinh tế - xã hội của quốc gia nên cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa đó.
Ví dụ, với tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, nếu hàng hóa lưu thông trong nước là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền dịch bệnh. Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng một biện pháp hoặc áp dụng đồng thời các biện pháp buộc thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép nếu xét thấy nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh từ hàng hóa đó. Nếu như không có các biện pháp khẩn cấp đối với những loại hàng hóa này thì hậu quả sẽ rất nghiệm trọng, ngược lại nếu các biện pháp này được ban hành kịp thời sẽ ngăn chặn hậu quả làm lây truyền dịch bệnh, đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người dân. Như vậy, việc ban hành các biện pháp khẩn cấp là hoàn toàn hợp lý.
Tình trạng khẩn cấp là tình trạng cho phép chính quyền dùng những biện pháp đặc biệt để đối phó với tình trạng đặc biệt. Tuy nhiên không phải bất cứ biện pháp nào cũng được áp dụng mà chỉ những biện pháp cần thiết cho một tình thế nhất định mới là hợp pháp.
Trong tố tụng dân sự cũng có những biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án ban hành để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án. Như vậy ta thấy được tầm quạn trọng của những biện pháp khẩn cấp trong các ngành luật nói chung cũng như trong lưu thông hàng hóa nói riêng.
Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước. Trình tự, thủ tục áp dụng cũng sẽ theo từng trường hợp cụ thể. Những trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa nếu tiền hành sai trình tự thủ tục hay thu hồi hàng hóa bất hợp pháp thì chủ sở hữu hàng hóa đó có quyền khởi kiện đòi lại quyền lợi cho mình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh