2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Để đảm bảo các quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia quan hệ đấu giá hàng hóa, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và tính trung thực của cuộc bán đấu giá, tại Điều 188 Luật Thương mại 2005 đã quy định các nguyên tắc cơ bản trong đấu giá hàng hóa phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
Đấu giá là hình thức công khai lựa chọn người mua hàng hoá nên mọi vấn đề có liên quan đến cuộc bán đấu giá và những thông tin về hàng hoá bán đấu giá phải được công khai cho tất cả những ai muốn mua biết dưới các hình thức như niêm yết, thông báo, trưng bày, giới thiệu về tài sản...
Những nội dung bắt buộc phải công khai là: thời gian, địa điểm tiến hành bán đấu giá; tên loại hàng hoá bán đấu giá, số lượng, chất lượng, giá khởi điểm của hàng hoá; địa điểm trưng bày giới thiệu hàng hoá, các hồ sơ tài liệu liên quan đến hàng hoá; công khai họ tên người bán hàng, tên tổ chức bán đấu giá và những người đăng kí mua hàng hoá (nếu theo quy định của pháp luật, người mua hàng phải đăng kí trước), … Tại phiên bán đấu giá, người điều hành bán đấu giá phải công khai các mức giá được trả và họ tên người mua trả giá cao nhất của mỗi lần trả giá...
Đây là nguyên tắc đấu giá rất qua trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên tham gia đấu giá, tính khách quan của cuộc đấu giá.
Các thông báo về cuộc bán đấu giá và thông tin về hàng hoá, các giấy tờ có liên quan đến hàng hoá bán đấu giá, những đặc điểm khuyết tật không nhìn thấy của hàng hoá (nhất là khi hàng hoá là những tài sản có giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật), các giấy tờ xác định tư cách người tham gia đấu giá phải thật rõ ràng, chính xác và đầy đủ để không tạo ra sự nhầm lẫn hay lừa dối đối với các bên mà sự nhầm lẫn hay lừa dối đó sẽ làm cho cuộc đấu giá bị vô hiệu.
Người bán cần phải trung thực khi xác định giá khởi điểm của hàng hoá. Không nên đưa ra mức giá khởi điểm quá cao so với giá trị thực tế của hàng hoá sẽ làm cho người mua bị thiệt. Người mua có quyền trả lại hàng hoá cho tổ chức bán đấu giá và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chất lượng của hàng hoá không đúng như thông báo. Tổ chức bán đấu giá không phải chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng hàng hoá bán đấu giá trừ trường hợp không thông tin đầy đủ cho người mua.
Yêu cầu về tính trung thực còn thể hiện ở việc pháp luật quy định những người có thân phận pháp lí hay hoàn cảnh đặc biệt mà sự tham dự của họ có ảnh hưởng đến sự trung thực của cuộc bán đấu giá thì không được tham gia trả giá.
Quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên trong quan hệ đấu giá hàng hoá đều phải được coi trọng và bảo đảm đầy đủ. Người bán hàng có quyền xác định giá khởi điểm của hàng hoá, có quyền yêu cầu tổ chức bán đấu giá thanh toán đầy đủ tiền bán hàng hóa ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc, được bồi thường thiệt hại nếu tổ chức bán đấu giá hoặc bên mua có hành vi xâm hại đến lợi ích của mình. Người mua hàng có quyền xem hàng hóa, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, được tự đặt giá, được xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa sau khi hoàn thành văn bản đấu giá và họ đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán. Tổ chức bán đấu giá được thu của người bán hàng lệ phí và các khoản chi phí cần thiết khác cho việc tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Việc quy định các nguyên tắc trong đấu giá hàng hóa là cần thiết, đảm bảo cạnh tranh công bằng, ngăn ngừa những hành vi tiêu cực gây thiệt hại cho người bán hàng, người mua hàng và các chủ thể khác có liên quan trong đấu giá hàng hóa.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh