Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:55 (GMT+7)

Các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định cụ thể tại Điều 294 Luật Thương mại 2005

Hiểu đơn giản, miễn trách nhiệm là việc bên vi phạm không phảu chịu các hình thức chế tài cho hành vi vi phạm của mình gây ra. Vậy trong những trường hợp nào thì bên vi phạm được áp dụng miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm?

Các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định cụ thể tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 như sau:

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.”

Cụ thể các trường hợp đó như sau:

Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận

Với nguyên tắc tự do thỏa thuận, pháp luật thương mại đã giành quyền chủ động rất cao cho các bên tham gia hợp đồng trong hoạt động thương mại.

Theo đó, các điều khoản của hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận và không được trái với pháp luật. Do vậy, các bên có quyền tự do thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại. Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi hành vi vi phạm xảy ra và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài.

Xảy ra sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (theo Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2005).

Theo thông lệ chung, sự kiện bất khả kháng thường được hiểu là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… hoặc các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ…Có thể hiểu một sự kiện được coi là bất khả kháng được dùng làm căn cứ miễn trách nhiệm hợp đồng cần thỏa mãn các dấu diệu sau:

+ Xảy ra khi các bên đã giao kết hợp đồng;

+ Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được;

+ Là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng.

Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia

Theo đó, nếu một bên vi phạm hợp đồng nhưng việc vi phạm mà là do lỗi của bên vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm đối với vi phạm đó. Như vậy, căn cứ để miễn trách nhiệm trong trường hợp này là phải do lỗi của bên vi phạm. Lỗi này có thể là lỗi hành động hoặc không hành động.

Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng

Có thể thấy việc miễn trách nhiệm trong trường hợp này chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Trường hợp các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được miễn trách nhiệm.

Việc thông báo và xác nhận các trường hợp miễn trách nhiệm được thực hiện theo quy định tại Điều 295 Thương mại 2005 như sau:

+ Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.

+ Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

+ Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.

Như vậy nếu việc vi phạm hợp đồng thuộc một trong các trường hợp miễn trách nhiệm như trên thì bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ thông báo và chứng minh với bên bị vi phạm các trường hợp miễn trách nhiệm đó.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư