2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Xác định bên nào có trách nhiệm chịu rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm đối với những hư hỏng, mất mát hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng cho thuê hàng hóa.
Cho thuê hàng hóa (tiếng Anh: Lease of goods) là việc chuyển quyền chiếm hữu về hàng hóa trong một thời gian nhất định. Đây là hoạt động thương mại được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại.
Tại Điều 269 Luật Thương mại 2005 định nghĩa cho thuê hàng hóa như sau:
“Điều 269. Cho thuê hàng hoá
Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.”
Hàng hóa cho thuê là các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và các tài sản khác gắn liền với đất đai.
Rủi ro đối với hàng hóa cho thuê trong hợp đồng thuê hàng hóa là những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa. Rủi ro đó có thể do lỗi chủ quan của con người hoặc do các hiện tượng khách quan gây nên (do thiên tai, do thời tiết, do tai nạn bất ngờ, …). Những rủi ro đó có thể gây ra thiệt hại lớn cho một hoặc các bên, do đó khi giao kết hợp đồng các bên cần phải lưu ý kỹ đến điều khoản chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê này.
Trong hợp đồng mua bán tài sản, thời điểm chịu rủi ro được quy định tại Điều 441 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro
1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, pháp luật ưu tiên sự tự do thỏa thuận giữa các bên, tuy nhiên, sự tự do thỏa thuận giữa các bên không được trái quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc chuyển rủi ro trước hết pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên. Các bên đã thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro được xác định theo thỏa thuận đã xác lập đó.
Tuy nhiên, trường hợp các bên có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro cho bên thuê nhưng không xác định thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê được xác định theo quy định tại Điều 274 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
Trường hợp hợp đồng cho thuê có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá:
+ Nếu hợp đồng không yêu cầu giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro sẽ chuyển cho bên thuê khi hàng hoá cho thuê được giao cho người vận chuyển đầu tiên;
+ Nếu hợp đồng yêu cầu phải giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro chuyển cho bên thuê hoặc người được bên thuê ủy quyền nhận hàng tại địa điểm đó;
Trường hợp hàng hoá cho thuê được nhận bởi người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro chuyển cho bên thuê khi người nhận hàng xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá cho thuê của bên thuê;
Trong các trường hợp khác không thuộc hai trường hợp trên đây thì thời điểm chuyển rủi ro được xác định là khi bên thuê nhận hàng hoá cho thuê.
Như vậy, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên, giúp xác định các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và trách nhiệm đối với hàng hóa cho thuê.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh