Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:00 (GMT+7)

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của doanh nghiệp Điều 35 luật cạnh tranh 2018

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Luật Cạnh tranh 2018 thay thế, kế thừa có bổ sung Luật Cạnh tranh 2004 đã trở thành đạo luật quy định một cách toàn diện về kiểm soát tập trung kinh tế, trong đó đưa các hành vi của doanh nghiệp trên thị trường, bao gồm vấn đề sáp nhập, hợp nhất, mua lại tài sản, cổ phần, chuyển nhượng vốn và liên doanh vốn là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, dưới góc độ bảo vệ môi trường cạnh tranh. Bản chất của các hành vi tập trung kinh tế là nhằm tạo lập nên sức mạnh thị trường lớn hơn cho doanh nghiệp sau tập trung kinh tế. Vì thế, cơ quan quản lý cạnh tranh trên thị trường cần có những biện pháp quản lý các doanh nghiệp đó để vừa kiểm soát tập trung kinh tế vừa ngăn chăn những doanh nghiệp này lạm dụng sức mạnh thị trường, tham gia vào các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể đến thị trường. Trình tự, thủ tục về việc thông báo tập trung kinh tế của doanh nghiệp được quy định cụ thể theo pháp luật cạnh tranh.

Theo đó, thủ tục thực hiện thông báo tập trung kinh tế gồm các bước sau:

Bước 1: Thông báo tập trung kinh tế

Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 Luật Cạnh tranh 2018. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:

- Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

- Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

- Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

- Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);

- Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;

- Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;

- Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;

- Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.

Bước 2: Thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của doanh nghiệp và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cho bên nộp hồ sơ trong quá trình xét duyệt. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật Cạnh tranh năm 2018 như sau:

Điều 35. Tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.

Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.”

Như vậy trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế, Uỷ ban cạnh tranh quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ về tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung.

Bước 3: Trả lời thông báo về hồ sơ tập trung kinh tế

Ủy ban cạnh tranh quốc gia sẽ thẩm định sơ bộ và quyết định tập trung kinh tế được thực hiện và tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức. Trong thẩm định chính thức, Ủy ban cạnh tranh quốc gia sẽ đánh giá tác động tích cực và đánh giá tác động tiêu cực. Sau đó Uỷ ban cạnh tranh quốc gia trả lời bằng văn bản, quyết định:

+ Tập trung kinh tế được thực hiện

+ Tập trung kinh tế bị cấm

+ Tập trung kinh tế có điều kiện

Tập trung kinh tế có điều kiện là điểm mới so với Luật cạnh tranh 2004, Luật cạnh tranh 2018 không quy định các trường hợp được miễn trừ đối với tập trung kinh tế như Luật 2004 mà thay vào đó quy định tập trung kinh tế có điều kiện – tức là phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện mà Luật cạnh tranh 2018 quy định thì mới được thực hiện tập trung kinh tế.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư