2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định. Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công. Vậy đối tượng đầu tư công là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Đối tượng đầu tư công được quy định tại Điều 5 Luật Đầu tư công 2019. Cụ thể từng đối tượng đầu tư công như sau:
Tại Khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư công quy định như sau:
“1. Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Việc tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.”
Trong đó, chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.
Như vậy, trong trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, thì sẽ do Quốc hội xem xét, quyết định đối với dự án quan trọng quốc gia; do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền đối với dự án nhóm A.
Xem thêm: Phân loại dự án đầu tư công được quy định như thế nào?
Ngoài đối tượng đầu tư công là chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn có các đối tượng đầu tư công khác được quy định tại Điều 5 Luật Đầu tư công 2019. Đó là:
+ Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (theo Khoản 2 Điều 5 Luật Đầu tư công 2019).
+ Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội (theo Khoản 3 Điều 5 Luật Đầu tư công 2019).
+ Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư (theo Khoản 4 Điều 5 Luật Đầu tư công 2019).
Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch (theo Khoản 5 Điều 5 Luật Đầu tư công 2019).
+ Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (theo Khoản 6 Điều 5 Luật Đầu tư công 2019).
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư công trung hạn cấp vốn điều lệ, cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi và phí quản lý của các ngân hàng chính sách; đầu tư công hằng năm cấp vốn điều lệ, cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi và phí quản lý của các ngân hàng chính sách; cấp bù lãi suất đối với các ngân hàng thương mại; đầu tư công trung hạn cấp vốn điều lệ của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; đầu tư công hằng năm cấp vốn điều lệ của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư công 2019
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh