2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
- Luật Cạnh tranh năm 2018.
Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Thủ tục tố tụng cạnh tranh là trình tự (thứ tự) các giai đoạn, các bước mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện những hoạt động nhất định để giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh. Thủ tục tố tụng cạnh tranh bao gồm 3 giai đoạn cơ bản, đó là điều tra vụ việc cạnh tranh, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
*Giai đoạn điều tra vụ việc cạnh tranh
- Quyết định điều tra. Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh dựa vào một trong các căn cứ quy định tại Điều 80 của Luật Cạnh tranh năm 2018.
- Đình chỉ điều tra, khôi phục điều tra
- Báo cáo điều tra, kết luận điều tra
*Giai đoạn xử lý vụ việc cạnh tranh
- Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh hoặc vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền ra quyết định xử lý vụ việc đó hoặc ra quyết định yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.
- Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Khi đó, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh sẽ có thẩm quyền yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung; sau khi có kết luận điều tra bổ sung Hội đồng phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh hoặc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
*Giai đoạn giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, tổ chức, cá nhân không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Theo quy định của pháp luật cạnh tranh thì tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Theo đó, nếu tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc giải quyết không thỏa đáng trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đưa ra bởi cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Nội dung trong đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Điều 97 của Luật Cạnh tranh năm 2018, bao gồm:
“Điều 97. Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1.Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a. Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
b. Tên, địa chỉ của bên làm đơn khiếu nại;
c. Số, ngày, tháng, năm của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại;
d. Lý do của việc khiếu nại và yêu cầu của bên làm đơn khiếu nại;
đ. Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên làm đơn khiếu nại.
2. Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp.”
- Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hay một hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh thông thường cũng đều cần kèm theo những thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp. Theo Luật Cạnh tranh, chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, doanh nghiệp có hành vi vi phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.
- Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Vật chứng; Lời khai, lời trình bày của người làm chứng; Lời khai, lời trình bày, giải trình của bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc tổ chức, cá nhân liên quan; Kết luận giám định; Biên bản trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh; Tài liệu, đồ vật khác hoặc nguồn khác theo quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thụ lý giải quyết, thông báo bằng văn bản cho bên khiếu nại và các bên liên quan đến nội dung đơn khiếu nại; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại vẫn tiếp tục được thi hành, trừ trường hợp Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh khi xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh