2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong lĩnh vực thương mại, các thương nhân và người tiêu dùng khi tham gia qua hệ mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại cũng thường xuất hiện nhu cầu sử dụng dịch vụ của một cơ quan chuyên môn, độc lập với các bên nhằm xác định rõ tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến số lượng, chất lượng, giá trị, yêu cầu kĩ thuật của hàng hóa, nội dung và yêu cầu của dịch vụ, tổn thất thực tế và nguyên nhân dẫn đến các tổn thất thực tế đó. Người ta gọi các hoạt động này là dịch vụ giám định. Kết quả, sảm phẩm của dịch vụ giám định này được thể hiện qua chứng thư giám định. Vậy chứng thư giám định là gì? Có những giá trị pháp lý nào?
Nhìn từ góc độ sản xuất kinh doanh, chứng thư là kết quả cuối cùng/đầu ra của quá trình giám định. Nói cách khác chứng thư là sảm phẩm của dịch vụ giám định.
Theo Khoản 1 Điều 260 Luật Thương mại 2005 định nghĩa về chứng thư giám định như sau:
“Điều 260. Chứng thư giám định
1. Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.”
Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong Chứng thư giám định.
Tại Điều 261 Luật Thương mại 2005 quy định về giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định như sau:
“Điều 261. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định
Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.”
Theo đó, nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định là sai, không khách quan hay không trung thực thì chứng thu giám định sẽ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định đó.
Tại Điều 262 Luật Thương mại 2005 quy định giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng như sau:
+ Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
+ Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 261 của Luật này. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại.
+ Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:
Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên;
Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.
Như vậy, chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với những nội dung được giám định. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong chứng thư giám định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh