Hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:07 (GMT+7)

Hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Thủ tục tố tụng cạnh tranh là trình tự (thứ tự) các giai đoạn, các bước mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện những hoạt động nhất định để giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh. Thủ tục tố tụng cạnh tranh bao gồm 3 giai đoạn cơ bản, đó là điều tra vụ việc cạnh tranh, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Căn cứ pháp lý

- Luật Cạnh tranh năm 2018.

Giai đoạn 1: Điều tra vụ việc cạnh tranh

- Quyết định điều tra

Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh dựa vào một trong các căn cứ theo quy định tại Điều 80 của Luật Cạnh tranh.

- Đình chỉ điều tra, khôi phục điều tra

- Báo cáo điều tra, kết luận điều tra

Giai đoạn 2: Xử lý vụ việc cạnh tranh

- Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh hoặc vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền ra quyết định xử lý vụ việc đó hoặc ra quyết định yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.

- Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Khi đó, Hội đồng này sẽ có thẩm quyền yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung; sau khi có kết luận điều tra bổ sung Hội đồng phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh hoặc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tóm tắt nội dung vụ việc;

+ Phân tích vụ việc;

+ Kết luận xử lý vụ việc.

Giai đoạn 3: Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, tổ chức, cá nhân không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Căn cứ vào Điều 99 của Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh như sau:

Điều 99. Hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1.Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại vẫn tiếp tục được thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2.Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định đó. Quyết định tạm đình chỉ của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hết hiệu lực kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.”

Như vậy khi có khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì có hai trường hợp xảy ra như sau:

- Thứ nhất, một phần quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khiếu nại vẫn có hiệu lực, vẫn tiếp tục được thi hành thì tổ chức, cá nhân liên quan trong vụ việc cạnh tranh phải chấp hành theo quyết định đó mà không có sự liên quan hay ảnh hưởng đến phần bị khiếu nại trong quyết định nêu trên.

- Thứ hai, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, tổ chức, cá nhân không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Trong trường hợp này thì quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày kết thúc thời hạn khiếu nại trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 99 của Luật Cạnh tranh năm 2018.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định đó. Trong thời gian tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ giải quyết khiếu nại quyết định đó theo quy định tại Mục 5 Chương VIII của Luật Cạnh tranh năm 2018. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ ra một trong các quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh như sau:

+ Giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

+ Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

+ Hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết lại.

Sau khi quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật thì đồng nghĩa với việc quyết định tạm đình chỉ của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng bị hết hiệu lực.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư