2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp đồng mua bán hàng hóa mang bản chất của hợp đồng dân sự khác, nó là sự thỏa hiệp ý chí giữa các bên, cùng đưa ra các điều khoản quy định nội dung hợp đồng, tự do xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên tính tự do thỏa thuận không mang tính tuyệt đối mà pháp luật yêu cầu các bên khi thỏa thuận với nhau không được trái các tiêu chuẩn đạo đức, trật tự xã hội, trật tự công cộng. Theo đó, kiểm tra hàng hóa trước khi giao được xem như là một vấn đề cơ bản đối với bên bán nhằm phát hiện các sai sót, khiếm khuyết và các lỗi khác để kịp thời điều chỉnh.
Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng vừa là trách nhiệm của bên bán vừa là quyền của bên mua. Việc kiểm tra hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 44 Luật Thương mại 2005, cụ thể việc kiểm tra hàng hóa cần phải tuân thủ quy định pháp luật như sau:
+ Bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra hàng hóa;
+ Bên mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến;
+ Nếu bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng;
Trách nhiệm về khiếm khuyết hàng hóa:
+ Bên mua sẽ phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá nếu bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá;
+ Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Từ đó, ta có thể thấy pháp luật không quy định rõ ràng về thời gian kiểm tra cũng như thời hạn thông báo. Vì vậy sẽ rất dễ xảy ra khó khăn trong việc xác định, rất dễ xảy ra những tranh chấp không đáng có. Để tránh xảy ra tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng các bên phải căn cứ vào đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như hoàn cảnh điều kiện của các bên để tiến hành các biện pháp như: Quy định rõ về số lượng, chất lượng, mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật khi tiến hành mua bán hàng hóa; Quy định cụ thể về quy trình, thời gian kiểm tra hàng hóa, cũng như thời hạn thông báo khiếm khuyết, trách nhiệm chịu rủi ro.
Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng được quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Điều 61 Luật Thương mại 1997, cụ thể:
“Điều 61. Kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng
Trước khi giao hàng, người bán phải kiểm tra chất lượng hàng hoá, chịu chi phí kiểm tra và cung cấp giấy chứng nhận chất lượng theo các điều kiện đã thoả thuận với người mua. Trong trường hợp không có thoả thuận cụ thể về việc kiểm tra thì người bán phải kiểm tra chất lượng hàng hoá theo các điều kiện thường được áp dụng đối với loại hàng hoá này.”
Theo quy định trên ta thấy việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng chỉ là trách nhiệm của bên bán. Bên bán cần phải tuân thủ quy định về việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao, chịu chi phí kiểm tra và cấp giáy chứng nhận chất lượng cho bên mua. Bên mua không hề được nhắc đến trong điều luật này. Điều này có nghĩa là bên bán mặc nhiên phải tuân thủ quy định này, còn bên mua không cần quan tâm, cũng như không có trách nhiệm gì đối với việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng. Điều này dẫn đến việc quyền lợi trong việc kiểm tra hàng hóa của bên mua bị bỏ quên, cũng như trách nhiệm của bên bán cũng sẽ nhiều hơn. Nếu hàng hóa có khuyết điểm thì khi đó trách nhiệm của các bên sẽ rất khó để xác định.
So với quy định của Luật Thương mại 2005 thì quyền và trách nhiệm của các bên được quy định rõ ràng hơn, giúp các bên có thể xác định các quyền và trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh