2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Sau khi tiến hành xong các thủ tục mời thầu và dự thầu, bên mời thầu sẽ tiến hành công việc mở thầu. Vậy mở thầu là gì? Các quy định liên quan đến mở thầu là như thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 224 Luật Thương mại 2005 định nghĩa mở thầu như sau:
“Điều 224. Mở thầu
1. Mở thầu là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định hoặc trong trường hợp không có thời điểm được ấn định trước thì thời điểm mở thầu là ngay sau khi đóng thầu.”
Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất (theo Khoản 41 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013). Như vây, thời điểm mở thầu là ngày sau khi hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nếu trường hợp không có thời điểm được ấn định trước. Mở thầu là thủ tục mở các hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định trước trong hồ sơ mời thầu để xem xét và đánh giá. Nếu như không ấn định thời điểm mở thầu thì thời điểm mở thầu được khuyên khích là càng sớm càng tốt ngay sau khi đóng thầu. Về nguyên tắc, sau khi đã mở thầu các bên dự thầu không được sửa đổi hồ sơ hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên, trong quá trình mở thầu, xét thầu, nếu thấy có những nội dung trong hồ sơ dự thầu chưa rõ ràng, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu giải trình về những nội dung cụ thể này.
Thủ tục mở thầu phải đảm bảo tính công khai, vì vậy bên mời thầu phải mời đại diện của từng nhà thầu đến dự và có thể mời đại diện của các cơ quan hữu quan có mặt để chứng kiến. Những người được mời dự và chứng kiến sau đó phải cùng kí xác nhận vào biên bản mở thầu. Việc mở thầu được tiến hành theo địa điểm, thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu, không bị cản trở bởi sự vắng mặt của một vài nhà thầu được mời. Về nguyên tắc, tất cả các hồ sơ dự thầu hợp lệ đều được mở. Những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai. Các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu. Những hồ sơ dự thầu nộp muộn, không được chấp nhận thì được trả lại cho các nhà thầu trong tình trạng chưa mở (theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 224 Luật Thương mại 2005).
Trình tự mở thầu được tiến hành với các bước như sau:
1. Thông báo thành phần tham dự;
2. Thông báo số lượng và tên các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu;
3. Kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu;
4. Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu thay thế (nếu có), nếu như sự thay thế đó đã được chấp nhận. Đọc to và ghi lại vào biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu sau đây của từng hồ sơ dự thầu:
+ Tên gói thầu;
+ Ngày, giờ, địa điểm mở thầu;
+ Tên và địa chỉ các nhà thầu;
+ Số lượng bản chính, bản chụp các tài liệu trong hồ sơ dự thầu;
+ Giá dự thầu; bảo lãnh dự thầu và tiến độ thực hiện;
+ Những vấn đề khác.
5. Tổ chuyên gia hoặc bên mời thầu kí xác nhận vào từng trang bản chính các tài liệu trong hồ sơ dự thầu để làm cơ sở cho việc đánh giá. Bản chính hồ sơ dự thầu được bảo quản theo chế độ bảo mật, việc đánh giá được tiến hành theo các bản chụp.
6. Thông qua biên bản mở thầu
Tại Điều 226 Luật Thương mại 2005 quy định về biên bản mở thầu như sau:
“Điều 226. Biên bản mở thầu
1. Khi mở thầu, bên mời thầu và các bên dự thầu có mặt phải ký vào biên bản mở thầu.
2. Biên bản mở thầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên hàng hoá, dịch vụ đấu thầu;
b) Ngày, giờ, địa điểm mở thầu;
c) Tên, địa chỉ của bên mời thầu, các bên dự thầu;
d) Giá bỏ thầu của các bên dự thầu;
đ) Các nội dung sửa đổi, bổ sung và các nội dung có liên quan, nếu có.”
Như vậy, việc mở thầu phải được tiến hành công khai kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ đề xuất trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo quy định về trình tự mở thầu.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh