2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong hoạt động thương mại, hàng hoá là đối tượng của giao dịch mua bán có thể là hàng hoá đã hiện hữu và người bán đang nắm quyền sở hữu hoặc là hàng hoá do người bán chế tạo hoặc sẽ mua sau khi thiết lập giao dịch mua bán hàng hoá (hàng hóa tương lai). Căn cứ vào việc đối tượng của giao dịch mua bán là hàng hoá đã hiện hữu hay chưa, giao dịch mua bán hàng hoá có thể được phân chia thành hai loại: Các giao dịch mua bán hàng hoá hiện hữu và các giao dịch mua bán hàng hoá tương lai.
Mua bán hàng hóa tương lai là các giao dịch mua bán hàng hoá mà người bán sẽ sản xuất hoặc mua hàng hoá sau khi quan hệ mua bán đã được thiết lập, theo đó hàng hóa được mua bán theo các hợp đồng mua bán hàng hoá tương lai.
Sự ra đời hoạt động mua bán hàng hoá tương lai là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. Ngày nay, hoạt động mua bán hàng hoá thông qua hợp đồng mua bán hàng hoá tương lại đã rất sôi động, trở thành một phần không nhỏ của hoạt động thương mại. Các trung tâm tài chính lớn trên thế giới - nơi diễn ra các giao dịch mua bán hàng hoá tương lai, điển hình như Chicago, New York, Hong Kong, London, Paris, Singapore... Diễn biến trên thị thường hàng hoá tương lai là kết quả của sự phản ánh đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại toàn cầu.
Hoạt động mua bán hàng hoá tương lai mang tính chất đầu cơ (đấu cơ giá cả hàng hoá) nhằm mục đích sinh lợi. Cơ sở của việc mua bán là sự chênh lệch giá cả giữa các hợp đồng mua bán giao sau và hợp đồng giao ngay. Thực chất của việc mua bán giao sau có tính chất như nghiệp vụ tự bảo hiểm rủi ro, là hoạt động đầu cơ để tránh các rủi ro trong kinh doanh. Hoạt động mua bán hàng hoá tương lai phản ánh sâu sắc sự biến động của quan hệ cung cầu hàng hoá, phản ánh sự thay đổi giá cả trên thị trường. Hoạt động này có ý nghĩa qua trọng góp phần ổn định giá cả thị trường, giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh có thêm cơ hội lựa chọn khi ra các quyết định đầu tư.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm mua bán hàng hóa tương lai được đề cập trong Luật thương mại năm 2005, với tên gọi là mua bán bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa. Mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 63. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
1. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.”
Từ quy định này cho thấy, hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa theo quy định của Luật thương mại là một bộ phận của hoạt động mua bán hàng hoá tương lai. Tuy nhiên, so với hoạt động mua bán thông thường, hoạt đông mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những nét đặc thù riêng.
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là một hoạt động thương mại đặc thù, có các đặc điểm nổi bật như sau:
Chủ thể mua bán hàng hóa
+ Nhân viên giao dịch: là thành viên tham gia hoạt động mua bán hàng hóa kỳ hạn, quyền chọn với mục đích đầu cơ hoặc với mục đích tự bảo hiểm rủi ro cho mình (nhà kinh doanh, nhà sản xuất lớn).
+ Thành viên kinh doanh/nhà môi giới: là thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa hoặc đại diện cho công ty môi giới thực hiện giao dịch để kiếm phí hoa hồng của người mua hay bán các hợp đồng ký hạn hoặc quyền chọn.
+ Khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa, thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa thông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa.
Hình thức mua bán hàng hóa
Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch được thực hiện thông qua hai hợp đồng: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.
+ Hợp đồng kỳ hạn: là thoả thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
+ Hợp đồng quyền chọn (quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán): là thoả thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hoá xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hoá đó.
Qua khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch ta có thể thấy những đặc điểm riêng biệt của hoạt động mua bán này so với mua bán hàng hóa thông thường. Các chủ thể khi tham gia quan hệ mua bán này cần tìm hiểu các quy định của pháp luật và tuân thủ đúng theo các quy định đó.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh