2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Khi áp dụng chế tài này trong hợp đồng thương mại thì bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ như thế nào?
Tại Điều 304 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ chứng minh tổn thất của bên yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”
Theo đó bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không bị vi phạm hợp đồng. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc ra đời từ thời La Mã cổ đại “Ai khẳng định, người đó phải chứng minh”. Nếu không chứng minh được thì coi như không có thiệt hại. Bên đòi bồi thường thiệt hại phải chứng minh có thiệt hại xảy ra, đồng thời phải chứng minh cả mức độ thiệt hại để làm cơ sở yêu cầu bồi thường. Bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi không thực hiện được nghĩa vụ hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Theo khoản 3 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”.
Điều 419 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Lần đầu tiên Bộ luật dân sự năm 2015 quy định bồi thường tổn thất về tinh thần do vi phạm hợp đồng, tuy nhiên tiêu chí xác định mức độ tổn thất về tinh thần đối với pháp nhân trong hợp đồng thương mại như thế nào thì chưa có quy định cụ thể.
Bên cạnh nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, bên yêu cầu phải có nghĩa vụ hạn chế tổn thất. Tại Điều 305 Luật Thương mại 2005 quy định bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ hạn chế tổn thất như sau:
“Điều 305. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.”
Tại Điều 362 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định như sau:
“Điều 362. Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình.”
Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất, kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do bên vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. Có như vậy mới làm cho thiệt hại giảm đến mức thấp nhất, đồng thời tránh bên có quyền lợi dụng vi phạm hợp đồng làm cho thiệt hại lớn hơn, thiệt hại thái quá so với mức độ hành vi vi phạm; nếu bên có quyền không áp dụng các biên pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại thì bên có quyền cũng phải gánh chịu một phần thiệt hại xảy ra.[1]
Khi áp dụng trách nhiệm bồi thường, cần lưu ý mối quan hệ giữa phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Luật thương mại quy định trong trường hợp các bên của hợp đồng trong kinh doanh thương mại không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại (theo Điều 307 Luật Thương mại 2005). Các bên có quyền thoả thuận về việc bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
[1] Theo https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/trach-nhiem-phap-ly-khi-vi-pham-hop-dong-thuong-mai, truy cập ngày 1/11/2021.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh