2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Vậy người bán hàng trong đấu giá hàng hóa là những ai có những quyền lợi và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Theo Khoản 2 Điều 186 Luật Thương mại 2005 định nghĩa người bán hàng như sau: “2. Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, người bán hàng hóa ở đây được phân biệt với người tổ chức đấu giá hàng hóa. Người bán hàng có thể chính là chủ sở hữu hàng hóa đứng ra kí hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa với người tổ chức bán đấu giá hàng hóa hoặc người bán hàng có thể là một trung gian, làm công việc cầu nối giữa người có hàng hóa (chủ sở hữu của hàng hóa) và người tổ chức bán đấu giá hàng hóa. Trong trường hợp là một bên trung gian, người bán hàng hóa có thể đóng vai trò thay mặt người có hàng hóa thiết lập các quan hệ với người tổ chức đấu giá hàng hóa, vì quyền lợi của người có hàng hóa, theo sự ủy quyền của người có hàng hóa. Mặt khác, người bán hàng hóa cũng có thể là những người không có quan hệ trực tiếp, không nhận được sự đồng thuận của người có hàng hóa nhưng lại có quyền bán hàng hóa. Quyền này có thể phát sinh từ những quan hệ pháp lý, những thỏa thuận trước đó giữa người có quyền bán hàng hóa và chủ sở hữu hàng hóa hoặc có thể phát sinh theo quy định của pháp luật.
Trong quan hệ đấu giá hàng hóa, người bán hàng với tư cách độc lập với người tổ chức bán đấu giá, theo quy định tại Điều 191 Luật Thương mại 2005 người bán hàng có các quyền sau đây:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác người bán hàng có quyền:
+ Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được trong trường hợp người trả giá rút lại giá đã trả (theo quy định tại Khoản 3 Điều 204 Luật Thương mại 2005) hoặc nhận lại hàng hoá trong trường hợp đấu giá không thành;
+ Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hoá.
Theo quy định tại Điều 192 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các nghĩa vụ sau đây:
+ Giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để người tổ chức đấu giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá;
+ Trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 211 Luật thương mại 2005 như sau:
Về nguyên tắc, người bán hàng hóa và tổ chức bán đấu giá phải thỏa thuận về thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận thì trong trường hợp cuộc đấu giá thành công, thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lí, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ. Trong trường hợp đấu giá không thành, người bán hàng phải trả mức thù lao bằng 50% của mức thù lao xác định theo trường hợp thứ nhất.
Ngoài ra, trong trường hợp giữa người bán hàng hoá và người tổ chức bán đấu giá hàng hoá không có thoả thuận về chi phí liên quan đến cuộc bán đấu giá thì người bán hàng phải chịu chi phí vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đã thoả thuận và chi phí bảo quản hàng hoá trong trường hợp không giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá bảo quản (theo Khoản 1 Điều 212 Luật thương mại năm 2005).
Như vậy, người bán hàng với tư cách độc lập với người tổ chức bán đấu giá, có những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định khi tham gia đấu giá hàng hóa. Người bán hàng hóa cần tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh