2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
- Điều 66, Điều 70 của Luật Cạnh tranh năm 2018.
- Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
- Chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng cạnh tranh là những tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tiến hành hoặc tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, bao gồm: cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh và người tham gia tố tụng cạnh tranh. Và những người tham gia tố tụng cạnh tranh đó bao gồm: bên khiếu nại; bên bị khiếu nại; bên bị điều tra; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch.
- Theo từ điển Tiếng Việt, giám định là việc kiểm tra và kết luận về một hiện tượng hoặc một vấn đề mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác định. Các loại giám định thường có là giám định y khoa, giám định kĩ thuât, giám định tài vụ, giám định hàng hoá, giám định pháp lí,... Công việc giám định có thể do một người (giám định viên) hoặc do một nhóm người (Hội đồng giám định) tiến hành. giám định viên là chuyên gia hoặc người có kiến thức, trình độ về lĩnh vực cần giám định và được cơ quan chuyên môn chỉ định. Kết quả giám định được ghi trong văn bản gọi là biên bản giám định hay giấy chứng nhận giám định. Giám định pháp lí là giám định do luật tố tụng điều chỉnh nhằm làm sáng tỏ những vấn đề hoặc tình tiết liên quan đến vụ án.
- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 70 của Luật Cạnh tranh năm 2018 thì định nghĩa về người giám định như sau:
“Điều 70. Người giám định
1. Người giám định là người am hiểu và có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu hoặc được các bên liên quan đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định.”
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 của Luật Cạnh tranh năm 2018 thì những quyền và nghĩa vụ của người giám định bao gồm:
- Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu cơ quan, tổ chức, người trưng cầu giám định, người đề nghị giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định.
- Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định.
- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan.
- Phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định, người đề nghị giám định biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp không đủ hoặc không sử dụng được cho việc giám định.
- Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại cơ quan trưng cầu giám định, người đề nghị giám định cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được.
- Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định; không tiếp xúc riêng với những người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định; không thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ cơ quan tiến hành tố tụng, người đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định.
- Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
Người giám định trong tố tụng cạnh tranh đều có những quyền và nghĩa vụ cơ bản như người giám định trong tố tụng dân sự, nhưng người giám định trong tố tụng dân sự còn cần thực hiện thêm nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đó là:
“Điều 80. Quyền, nghĩa vụ của người giám định
1. Người giám định có quyền, nghĩa vụ sau đây:
[…]
h) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.”
Ngoài ra, cần lưu ý một điểm là người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng hoặc kết luận giám định sai sự thật hoặc khi được cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 70 Luật Cạnh tranh năm 2018 sau đây:
- Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ việc cạnh tranh.
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh