Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:07 (GMT+7)

Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh

Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: thương mại, y tế, lương thực, nông nghiệp, giáo dục, khoa học... với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. Đó là sự hợp tác toàn diện góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước và hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh cũng không phải là một ngoại lệ.

Căn cứ pháp lý

- Luật Cạnh tranh năm 2018.

Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh

Trước hết có thể thấy đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh năm 2018 bao gồm cả những cá nhân, tổ chức nước ngoài có liên quan và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; cụ thể:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.”

Chính vì ghi nhận thêm những yếu tố “nước ngoài” mà các nhà làm luật Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến “sự kiện hợp tác quốc tế” trong quá trình tố tụng cạnh tranh tại Luật Cạnh tranh hiện hành. Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh cũng được xem là một điểm sáng mới trong Luật Cạnh tranh năm 2018 so với quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển, để đạt được mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại. Nước ta có điều kiện đi tắt đón đầu khoa học kĩ thuật tiên tiến,… rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế và đuổi kịp các nước phát triển, tạo điều kiện để nước ta và các nước hợp tác hữu nghị, bình đẳng và thân thiện cùng có lợi.

Điều 108 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về phạm vi hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh như sau:

- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh của nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh để kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.

- Phạm vi hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh bao gồm tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu hoặc các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh

Để việc hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những nguyên tắc nhất định. Căn cứ vào Điều 109 của Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định cụ thể về nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh như sau:

- Hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chủ quyền quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại, thể hiện ở quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, trong điều lệ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, của đại đa số các tổ chức quốc tế và khu vực, trong nhiều điều ước quốc tế đa phương, song phương và nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác.

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa, tiến trình hội nhập khu vực và toàn cầu đã dẫn tới sự ra đời của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Một quốc gia cùng lúc có thể tham gia nhiều tổ chức khác nhau. Khi tham gia các tổ chức này, các quốc gia chấp nhận chấp hành các quy định, luật lệ, nguyên tắc hoạt động của các tổ chức đó. Nói cách khác, các quốc gia tự nguyện trao cho các tổ chức đó một số thẩm quyền thuộc chủ quyền của mình để tổ chức đó thực hiện được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quốc gia bị hạn chế về chủ quyền. Quốc gia khi tự nguyện tham gia tổ chức quốc tế và khu vực thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên, chịu sự chi phối nhất định của các tổ chức mà họ tham gia.[1]

- Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018

Luật Hoàng Anh

 


[1] https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/nguyen-tac-ton-trong-doc-lap-chu-quyen-cua-cac-quoc-gia-254231

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư