Những hành vi nào vi phạm quy định về tập trung kinh tế?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:01 (GMT+7)

Điều 44 của Luật Cạnh tranh năm 2018, các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế

Căn cứ pháp lý

- Luật Cạnh tranh năm 2018

- Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh

Hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế

Căn cứ vào Điều 44 của Luật Cạnh tranh năm 2018, các hành vi sau đây vi phạm quy định về tập trung kinh tế và có thể sẽ chịu xử phạt hành chính theo Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:

Điều 44. Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế

1. Doanh nghiệp không thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật này.

2. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 36, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.

3. Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế mà thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định tại Điều 41 của Luật này.

4. Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này.

5. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật này.

6. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 30 của Luật này.”

- Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.

- Các doanh nghiệp thuộc diện nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, phải đợi sau khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận hồ sơ, thẩm định sơ bộ và ra thông báo kết quả thẩm định là tập trung kinh tế được thực hiện thì mới được tham gia vào thực hiện tập trung kinh tế, nếu kết quả thẩm định sơ bộ mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo là tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức thì doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện tập trung kinh tế mà phải đợi tiếp kết quả thẩm định chính thức từ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trừ trường hợp hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ tham gia tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì các doanh nghiệp được phép thực hiện tập trung kinh tế luôn.

- Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế không được thực hiện tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định theo quy định tại Điều 41 của Luật Cạnh tranh năm 2018.

- Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định doanh nghiệp được thực hiện tập trung kinh tế nhưng có điều kiện thì doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định đó.

- Doanh nghiệp không được thực hiện tập trung kinh tế nếu khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức và ra quyết định việc tập trung kinh tế đó thuộc trường hợp bị cấm.

- Doanh nghiệp không được thực hiện tập trung kinh tế nếu việc này gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

Hậu quả pháp lý khi vi phạm pháp luật cạnh tranh về thực hiện tập trung kinh tế

- Phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định tại Điều 33 của Luật Cạnh tranh.

- Phạt tiền từ 0,5% đến 01% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế nếu doanh nghiệp thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ về tập trung kinh tế. Trong trường hợp hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ tham gia tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì các doanh nghiệp không phải chịu phạt vi phạm hành chính và được thực hiện tập trung kinh tế mà không cần qua thẩm định chính thức.

- Phạt tiền từ 0,5% đến 01% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế nếu doanh nghiệp thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định tại Điều 41 của Luật Cạnh tranh trong trường hợp hành vi tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.

- Mỗi doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền từ 01% đến 03% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế có điều kiện (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh năm 2018)

+ Thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp tập trung kinh tế bị cấm.

- Mức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế bị cấm (tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh năm 2018) được quy định cụ thể tại các điều 10, 11, 12, 13 của Nghị định số 75/2019/NĐ-CP. Bài viết cụ thể về vấn đề này: Hình thức xử phạt, mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là gì?

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư