2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hiện nay, việc thực hiện giao dịch thương mại thông qua các bên trung gian thương mại rất phát triển. Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại. Các hình thức đều có những đặc điểm riêng, tuy nhiên vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa các hình thức này, đặc biệt là đại diện cho thương nhân và ủy thác mua bán hàng hóa. Bài viết dưới đây sẽ phân biệt hai hình thức trung gian thương mại này.
Tại Khoản 1 Điều 141 Luật Thương mại 2005 định nghĩa đại diện cho thương nhân như sau:
“Điều 141. Đại diện cho thương nhân
1. Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.”
Khái niệm ủy thác mua bán hàng hóa được quy định tại Điều 155 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 155. Uỷ thác mua bán hàng hóa
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.”
+ Đây đều là hoạt động trung gian thương mại;
+ Bên cung ứng dịch vụ đều là thương nhân;
+ Quyền, nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trên cơ sở hợp đồng;
+ Hợp đồng xác lập quan hệ đều phải lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như: điện báo, fax, telex, thông điệp dữ liệu, …
+ Bên sử dụng dịch vụ phải trả thù lao cho bên cung ứng dịch vụ.
Tiêu chí | Đại diện cho thương nhân | Uỷ thác mua bán hàng hoá |
Căn cứ pháp lý | Điều 141 Luật Thương mại 2005 | Điều 155 Luật Thương mại 2005 |
Chủ thể | + Bên cung ứng dịch vụ: Bên đại diện + Bên thuê dịch vụ: Bên giao đại diện Cả bên giao đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương nhân | + Bên nhận ủy thác là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác. + Bên ủy thác là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình. |
Bên nhân danh | Bên đại diện nhân danh bên giao đại diện khi thực hiện các giao dịch. | Bên nhận ủy thác nhân danh chính mình khi thực hiện các giao dịch. |
Phạm vi ủy quyền | Các bên có thể thoả thuận về phạm vi của việc đại diện; bên đại diện có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện. | Chỉ thực hiện hoạt động mua hoặc bán hàng hóa theo điều kiện mà bên ủy thác đã đặt ra trong thỏa thuận. |
Trách nhiệm pháp lý | Bên đại diện nhân danh và vì lợi ích của bên giao đại diện khi thực hiện các giao dịch. Bên đại diện không được nhân danh chính mình hoặc nhân danh bên thứ ba trong phạm vi đại diện. Bên giao đại diện chỉ chịu trách nhiệm về các giao dịch do bên đại diện thực hiện trong phạm vi đại diện. | Bên nhận ủy thác liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra. |
Thù lao | Các bên thỏa thuận về mức thù lao. Không có thỏa thuận thì tính theo giá dịch vụ. | Trả thù lao ủy thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác. |
Từ các tiêu chí trên đây, có thể phân biệt giữa hai hình thức trung gian thương mại: Đại diện cho thương nhân và uỷ thác mua bán hàng hoá. Cần phân biệt hai hình thức này để xác định các nghĩa vụ cũng trách nhiệm pháp lý khi tham gia hình thức trung gian thương mại đó.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh