2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hiện nay các hoạt động quá cảnh hàng hóa, chuyển khẩu hàng hóa rất phát triển. Sự phát triển đó xuất pháp từ sự mở rộng của hoạt động kinh tế xuyên quốc gia, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Vì thế các hoạt động kinh doanh quá cảnh hàng hóa, chuyển khẩu hàng hóa ngày càng phát triển. Giữa hai hình thức này có những đặc điểm riêng, tuy nhiên vẫn có thể gây hiểu nhầm nếu không tìm hiểu kĩ lưỡng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và chỉ ra sự khác của hai hình thức này.
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam (theo Khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại 2005).
Các hình thức chuyển khẩu:
+ Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh (theo Điều 241 Luật Thương mại 2005).
Phân biệt chuyển khẩu hàng hóa và quá cảnh hàng hóa dựa theo các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí | Chuyển khẩu hàng hóa | Quá cảnh hàng hóa |
Căn cứ pháp lý | Điều 30 Luật Thương mại 2005. | Điều 242 Luật Thương mại 2005. |
Thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu | Không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. | Bắt buộc phải làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu khi vào hoặc ra khỏi Việt Nam. |
Chủ thể | Có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài.
| Thương nhân cung ứng dịch vụ quá cảnh với tổ chức, cá nhân hoạt động mua bán hàng hóa nước ngoài. |
Loại hợp đồng | Hợp đồng mua bán hàng hóa. | Hợp đồng cung ứng dịch vụ. |
Qua cửa khẩu Việt Nam
| Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam (theo Khoản 4 Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP). | Hàng hóa vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu phải qua cửa khẩu Việt Nam.
|
Lưu kho tại Việt Nam
| Hàng hóa có thể được lưu kho tại Việt Nam.
| Hàng hóa không được lưu kho tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 246 Luật thương mại 2005. |
Loại hàng hóa
| + Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. + Các loại hàng hóa khác, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương (theo Khoản 1 Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP). | + Đối với hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép quá cảnh. + Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa. + Đối với hàng hóa khác, thủ tục quá cảnh thực hiện tại cơ quan hải quan (theo Khoản 1 Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP). |
Dựa vào các tiêu chí trên đây, có thể phân biệt rõ ràng hai loại hình kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa và quá cảnh hàng hóa.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh