Quy định pháp luật cạnh tranh về tiếp nhận, xác minh và đánh giá thông tin về hành vi vi phạm là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:06 (GMT+7)

Quy định pháp luật cạnh tranh về tiếp nhận, xác minh và đánh giá thông tin về hành vi vi phạm

Căn cứ pháp lý

- Luật Cạnh tranh năm 2018.

Trách nhiệm cung cấp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

Căn cứ vào Điều 75 của Luật Cạnh tranh năm 2018, trách nhiệm cung cấp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của tổ chức, cá nhân đó là:

Điều 75. Cung cấp thông tin về hành vi vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có trách nhiệm thông báo và cung cấp thông tin, chứng cứ cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng cứ trung thực cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

3. Trong trường hợp được yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các biện pháp cần thiết để giữ bí mật về thông tin và danh tính của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, chứng cứ.”

- Một số hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh mà dễ dàng nhận thấy, có thể kể đến như:

+ Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó;

+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

+ Quảng cáo bằng cách so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

- Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, doanh nghiệp có hành vi vi phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc cạnh tranh. Theo đó, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng cứ trung thực cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh dựa vào đó thực hiện việc điều tra một cách công bằng, đúng đối tượng.

- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các biện pháp cần thiết để giữ bí mật về thông tin và danh tính của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, chứng cứ khi có yêu cầu. Điều này xuất phát từ việc đảm bảo sự an toàn cho chính những tổ chức, cá nhân đó phòng tránh việc chủ thể thực hiện hành vi vi phạm biết mình bị phát giác về hành vi vi phạm đó có những hành vi không đúng mực đối với tổ chức, cá nhân trên.

Cơ quan tiếp nhận, xác minh và đánh giá thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

Theo quy định tại Điều 76 của Luật Cạnh tranh năm 2018, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan tiếp nhận thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm do tổ chức, cá nhân cung cấp. Cụ thể:

Điều 76. Tiếp nhận, xác minh và đánh giá thông tin về hành vi vi phạm

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm tiếp nhận, xác minh và đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh do tổ chức, cá nhân cung cấp.

2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật này cung cấp thêm thông tin, chứng cứ để làm rõ về hành vi vi phạm.”

Khi một tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh thì cần thông báo và cung cấp thông tin, chứng cứ cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Có thể liên tưởng việc này đến việc tố giác tố phạm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tố giác tội phạm được hiểu là sự tố cáo của công dân về những hành vi nào đó mà họ cho rằng đó là tội phạm. Công dân có quyền và nghĩa vụ tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà họ biết với các cơ quan, tổ chức. Luật cho phép công dân có thể tố cáo về tội phạm với bất cứ cơ quan, tổ chức nào mà họ thấy thuận tiện không nhất thiết phải là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Trong tất cả các trường hợp đó, sự tố cáo của công dân về tội phạm đều được coi là tố giác. Tố giác tội phạm có thể bằng miệng có thể trực tiếp hoặc qua thư, điện thoại hoặc bằng văn bản…Trường hợp người bị hại trình báo về sự kiện phạm tội liên quan đến họ cũng được coi là tố giác tội phạm.

Trong quá trình xác minh và đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh mà vẫn chưa đủ căn cứ để làm rõ hành vi vi phạm thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân nêu trên cung cấp thêm thông tin, chứng cứ.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư