2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Mặc dù cả bên đại diện và bên giao đại diện đều có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đại diện nhưng người ta thường quan tâm nhiều hơn đến nghĩa vụ của bên đại diện. Điều đó xuất phát từ bản chất của quan hệ đại diện, trong quan hệ này người phải thực hiện dịch vụ theo hợp đồng và theo quy định của pháp luật chủ yếu là bên đại diện. Tuy nhiên, theo quy định của Luật thương mại hiện hành, bên giao đại diện cũng có một số quyền và nghĩa vụ dưới đây:
Tại Điều 146 Luật thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của bên giao đại diện như sau:
“Điều 146. Nghĩa vụ của bên giao đại diện
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại diện có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện;
2. Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện;
3. Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;
4. Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.”
Cụ thể từng nghĩa vụ như sau:
+ Nghĩa vụ thông báo: Bên giao đại diện phải thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đóng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết. Đối với những hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện đã thực hiện, bên giao đại diện phải thông báo ngay việc chấp nhận hoặc không chấp nhận. Bên giao đại diện phải thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được hoặc không thực hiện được các hợp đồng trong phạm vi đại diện.
+ Nghĩa vụ cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện. Đây là nghĩa vụ mà bên giao đại diện phải thực hiện nhằm tạo điều kiện cho bên đại diện hoạt động nhưng cũng là để phục vụ cho lợi ích của chính họ.
+ Nghĩa vụ trả thù lao và các chi phí hợp lí khác cho bên đại diện. Đây là nghĩa vụ quan trọng của bên giao đại diện. Thù lao mà bên giao đại diện phải thanh toán có thể bao gồm thù lao theo hợp đồng đại diện và những khoản thù lao phát sinh do bên đại diện phải thực hiện các nghĩa vụ ngoài những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đại diện. Ngoài ra, bên giao đại diện còn phải thanh toán cho bên đại diện những chi phí liên quan đến việc đại diện, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Quyền của bên giao đại diện không được quy định thành một điều khoản cụ thể trong Luật thương mại. Song do tính chất của hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp đồng song vụ nên thông qua các nghĩa vụ của bên đại diện, có thể thấy được quyền của bên giao đại diện. Đó là những quyển sau:
+ Quyền không chấp nhận hợp đồng do bên đại diện kí không đúng thẩm quyền. Bàn giao đại diện có quyền yêu cầu bên đại diện và khách hàng liên đới bồi thưởng thiệt hại phát sinh nếu những người này cố ý xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện.
+ Quyền yêu cầu bên đại diện cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực hiện hoạt động thương mại được uỷ quyền.
+ Quyển đưa ra những chỉ dẫn và yêu cầu bên đại diện phải tuân thủ các chỉ dẫn đó.
Trên đây là các quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện đối với bên đại diện. Bên giao đại diện cần tuân thủ đúng các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh