2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Quan hệ gia công thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng được gọi là hợp đồng gia công trong thương mại. Hợp đồng gia công trong thương mại là văn bản pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của bên đặt gia công và bên nhận gia công về các quyền, nghĩa vụ và các vấn đề khác có liên quan. Vậy quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công trong thương mại được quy định như thế nào?
Theo Điều 181 Luật thương mại 2005 thì quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công được quy định như sau:
+ Bên đặt gia công có quyền nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị mà trước đó đã cho bên gia công thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công.
+ Bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng gia công sẽ có quyền bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Bên đặt gia công có quyền cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công. Điều này giúp cho bên đặt gia công kiểm soát được hàng gia công của mình được bên gia công thực hiện đúng quy trình và đảm bảo chất lượng hàng hóa.
+ Bên đặt gia công có nghĩa vụ giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu dùng để gia công hàng hóa theo đúng hợp đồng gia công mà hai bên đã ký kết hoặc giao số tiền tương đương để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
+ Bên đặt gia công có nghĩa vụ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công. Bên gia công sẽ không phải chịu trách nhiệm liên đới về vấn đề này.
Theo Điều 182 Luật thương mại 2005 thì quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công được quy định như sau:
+ Bên nhận gia công có quyền nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng.
+ Trường hợp bên nhận gia công thực hiện gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thì bên nhận gia công sẽ được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công. Việc xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đồng thời bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
+ Bên nhận gia công có nghĩa vụ thực hiện theo hợp đồng gia công về việc cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá. Điều này nhằm đảm bảo hàng hóa gia công được bắt đầu gia công kịp thời và đúng tiến độ.
+ Bên nhận gia công có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Như vậy, gia công hàng hóa trong thương mại là một hoạt động thương mại, được thực hiện giữa bên gia công và bên đặt gia công. Các bên có quyền và nghĩa vụ riêng và phải đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh