2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch có sự khác nhau nhất định giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn, phù hợp với tính chất của từng loại hợp đồng.
Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Tại Điều 65 Luật Thương mại quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn như sau:
+ Trường hợp người bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán.
+ Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên mua có thể thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
Ví dụ: Hai bên ký hợp đồng mua 5 tấn gạo vào ngày 1 tháng 8 năm 2021 với giá 700 USD/tấn (giá được niêm yết tại sở giao dịch hàng hóa), giao hàng vào tháng 10 năm 2021. Đến tháng 10 năm 2021 giá gạo tăng lên 800 USD/tấn, người mua sẽ có lợi và thay vì nhận hàng, người mua sẽ đến sở giao dịch hàng hóa và nhận tiền lãi 100 USD/tấn.
+ Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.
Như vậy, mục đích của hợp đồng kỳ hạn chủ yếu là nhằm hưởng một khoản tiền có được do có sự biến động về giá hàng. Người bán cũng có thể được hưởng khoản tiền này và người mua cũng có thể có được khoản tiền này nếu hợp đồng quy định. Vì vậy, người ta còn gọi hợp đồng này là hợp đồng đầu cơ về giá (theo nghĩa không tích cực) hoặc là hợp đồng bảo hiểm rủi ro trong trường hợp có biến động về giá đối với hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận mua và bán.
Hợp đồng về quyền chọn (gồm quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán) là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Ví dụ: Công ty A có ký hợp đồng quyển chọn một lô hạt tiêu trị giá 2000 USD với công ty B. Lô hạt tiêu sẽ được giao sau 5 tháng với điều kiện công ty B phải trả một khoản tiền là 200 USD là tiền mua quyền (để được mua lô hạt tiêu trên). Sau một năm, nếu giá trị lô hạt tiêu tăng lên là 2100 USD thì công ty B sẽ trả cho công ty A 2100 USD để được nhận lô tiêu nói trên, còn công ty A được nhận 2100 USD cho lô hạt tiêu trên. Nếu giá trị giảm xuống còn 1900 USD, công ty B sẽ chọn quyền chọn mua và sẽ không nhận hạt tiêu nữa. Trường hợp này công ty B bị mất 200 USD nhưng sẽ không phải bỏ chi phí nhận, vận chuyển lô hạt tiêu và do đó sẽ giảm bớt thiệt hại do lô hạt tiêu bị xuống giá. Còn công ty A vẫn được nhận 200 USD mà vẫn giữ được lô hạt tiêu nói trên.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn được quy định tại Điều 66 Luật Thương mại 2005 như sau:
+ Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thoả thuận.
+ Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
+ Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.
+ Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.
Từ những quy định trên ta thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch là phương thức mua bán mới với những loại hợp đồng mang tính chất đặc thù. Pháp luật thương mại Việt Nam đã đưa ra những quy định cơ bản điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa vốn rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường, nhưng mới phát sinh trong thực tiễn thương mại Việt Nam trong những năm gần đây.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh