2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thực tiễn mua bán hàng hoá, có thể xảy ra những sự kiện khách quan làm mất mát, hư hỏng hàng hoá (bị trộm cấp, bị hư hỏng do thiên tai, địch họa...), hàng hoá có thể bị mất mát, hư hỏng trên đường vận chuyển, trước hay trong khi giao nhận hàng… Trong những trường hợp như vậy, yêu cầu rất quan trọng đặt ra là phải xác định trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với hàng hoá. Vậy Luật Thương mại về rủi ro và chuyển rủi ro được quy định như thế nào?
Rủi ro trong hợp đồng mua bán là những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa. Rủi ro đó có thể do lỗi chủ quan của con người hoặc do các hiện tượng khách quan gây nên. Có thể nêu ra một số ví dụ: Hai công ty giao kết hợp đồng mua bán một chiếc xe hơi, hai bên thoả thuận sẽ giao nhận hàng một ngày sau khi giao kết hợp đồng; tối ngày giao kết hợp đồng, chiếc xe hơi bị đánh cấp; Công ty đóng tàu thoả thuận bán một chiếc tàu biển cho công ty vận tải biển, chiếc tàu biển đã bị đắm do bão ngay trước khi bên mua kịp nhận tàu; Hai công ty thoả thuận mua bán một lô hàng đang trên đường vận chuyển, sau khi các bên giao kết hợp đồng, chiếc tàu chở hàng đã gặp tai nạn. Những rủi ro trên có thể gây thiệt hai rất lớn cho các bên, do đó việc xác định trách nhiệm chịu rủi ro trong những trường hợp trên là rất quan trọng.
Tại Điều 441 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thời điểm chịu rủi ro như sau:
“Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro
1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy pháp luật ưu tiên sự tự do thỏa thuận của các bên, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật chuyên ngành không có quy định thì áp dụng theo quy định chung tại Bộ luật dân sự.
Về nguyên tắc chung, việc xác định trách nhiệm chịu rủi ro đối với hàng hóa trước hết cần căn cứ vào sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng quy định của pháp luật. Theo Luật Thương mại vấn đề xác định trách nhiệm về rủi ro đối với hàng hóa được quy định cụ thể trong các trường hợp dưới đây:
Thứ nhất, chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: Nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
Thứ hai, chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Thứ ba, chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển (ví dụ: người làm dịch vụ logicstics): nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp:
+ Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
+ Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
Thứ tư, chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển: Nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Ngoài ra, trong các trường hợp khác, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Tuy nhiên bên mua không phải chịu rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
Để đảm bảo quyền lợi của mình một cách tối đa, các bên cần chú ý đến thời điểm chuyển rủi ro và thỏa thuận rõ trong hợp đồng tránh xảy ra tranh chấp khi có rủi ro xảy ra.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh