2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch diễn ra rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường, nhất là tại các nước phát triển. Tại Việt Nam phương thức mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch mới chỉ phát triển trong những năm gần đây. Vậy Sở Giao dịch hàng hóa là tổ chức như thế nào? Có chức năng và nhiệm vụ như thế nào?
Sở Giao dịch hàng hóa (tên tiếng anh là Mercantile Exchange hoặc Goods Exchange) là chủ thể trung tâm của hoạt động mua bán hàng hóa tương lai. Sở Giao dịch hàng hóa khi mới ra đời là sản phẩm của sự phát triển của hoạt động thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, phục vụ trực tiếp cho việc mua bán, tiêu thụ nông sản. Tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2018 sửa đổi bổ sung Điều 6 của Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định về địa vị pháp lý của Sở Giao dịch hàng hóa như sau:
“Điều 6. Địa vị pháp lý của Sở Giao dịch hàng hóa
Sở Giao dịch hàng hóa là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của Nghị định này.”
Trong thị trường hàng hóa tương lai, Sở Giao dịch hàng hóa có vị trí của chủ thể tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa. Sở Giao dịch hàng hóa tồn tại ở các nước rất đa dạng về hình thức tổ chức và cơ chế vận hành, tuy vậy, bán chất chung của Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập. Việc thành lập Sở Giao dịch hàng hóa phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về điều kiện và thủ tục chặt chẽ.
Tại Khoản 1 Điều 67 Luật Thương mại 2005 quy định Sở Giao dịch hàng hóa có những chức năng sau đây:
+ Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá. Sở Giao dịch hàng hóa cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức và cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hóa.
+ Điều hành các hoạt động giao dịch. Đưa ra các quy tắc giao dịch, giám sát và thực thi những tiêu chuẩn đạo đức và tài chính đối với thương nhân hoạt động tại Sở Giao dịch, kiếm soát chặt chẽ hoạt động của thành viên và các giao dịch, đảm bảo cho các giao dịch được hoạt động hiệu quả
+ Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm. Điều này giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định của mình, tránh hiện tượng đồng thổi giá trên thị trường.
Các vấn đề cụ thể về điều kiện thành lập, quyền hạn, trách nhiệm của Sở Giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 và Nghị định 51/2018/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 và bổ sung bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2018, quyền hạn của Sở Giao dịch hàng hóa như sau:
+ Lựa chọn loại hàng hoá trong danh mục hàng hoá được quy định tại Điều 32 Nghị định này để tổ chức giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Yêu cầu các thành viên kinh doanh ký quỹ đảm bảo tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Thu phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các loại phí dịch vụ khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa và theo quy định của pháp luật.
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch và công bố thông tin của các thành viên.
+ Yêu cầu các thành viên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro được quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Chỉ định thành viên kinh doanh khác thực hiện các hợp đồng đang được nắm giữ bởi một thành viên kinh doanh bị chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
+ Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có quyền liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
Nhiệm vụ của Sở Giao dịch hàng hóa được quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 và bổ sung bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2018:
+ Tổ chức hoạt động mua bán hàng hoá đúng với quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa;
+ Tổ chức các giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa một cách công bằng, trật tự và hiệu quả. Chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa;
+ Công bố Điều lệ hoạt động, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại phê chuẩn, cấp, sửa đổi, bổ sung; công bố danh sách và các thông tin về thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa; công bố thông tin về các giao dịch và lệnh giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và các thông tin khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa;
+ Thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thương mại về các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo;
+ Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa;
+ Thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ;
+ Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa gây thiệt hại cho các thành viên, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
+ Ban hành các quy chế niêm yết, công bố thông tin và giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa. Ban hành và công bố quy chế hoạt động và quản lý rủi ro của Trung tâm thanh toán bù trừ;
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những khái quát về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giao dịch hàng hóa.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh