2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của trọng thì thương mại, Luật Trọng tài thương mại 2010 đã có nhiều quy định về sự hỗ trợ của toà án đối với hoạt động của trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại hoạt động có hiệu quả tốt số giảm bớt gánh nặng cho toà án trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của các nhà kinh doanh trong việc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các tranh chấp thương mại.
Sự hỗ trợ của toà án đối với hoạt động của trọng tài thương mại được thể hiện ở các vấn để sau đây:
Theo yêu cầu của nguyên đơn, toà án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú có thể quyết định thay đổi trọng tài viên, trong trường hợp hội đồng trọng tài được các bên thành lập cần phải thay đổi một trọng tài viên mà các trọng tài viện khác trong hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc cần phải thay đổi hai trọng tài viên trong hội đồng hoặc thay đổi trọng tài viên duy nhất khi trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết vụ tranh chấp.
Thẩm quyền giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể của hội đồng trọng tài là do thoả thuận trọng tài của các bên xác định. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu lại của một bên về việc hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu, hội đồng trọng tài phải xem xét quyết định xem vụ tranh chấp có thuộc thẩm quyền của mình hay không. Nếu các bên không đồng ý với quyết định này của hội đồng trọng tài thì có quyền yêu cầu toà án cấp tỉnh, nơi hội đồng trọng tài đã ra quyết định, xem xét lại quyết định của hội đồng trọng tài. Trong trường hợp, toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài, vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì hội đồng trọng tài phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp. Các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra toà án.
Trong quá trình hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm đơn đến toà án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài thụ lí giải quyết vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây:
+ Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ;
+ Kê biên tài sản tranh chấp;
+ Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp;
+ Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp;
+ Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ,
+ Phong toả tài khoản tại ngân hàng.
Bên có đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có bằng chứng chứng minh việc áp dụng các biện pháp đó là cần thiết và phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Ngoài ra, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản tiền bảo đảm do toà án ấn định nhưng không quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của bị đơn và ngăn ngừa sự làm dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có yêu cầu.
Tố tụng trọng tài không có nhiều giai đoạn xét xử, không có thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Không ai có thể đảm bảo rằng quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài luôn luôn đúng về mọi phương diện. Để có thể hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định bên không đồng ý với quyết định trọng tài có quyền làm đơn gửi toà án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài đã ra quyết định trọng tài yêu cấu huỷ quyết định trọng tài. Trên cơ sở đơn yêu cầu đó, toà án có quyền ra quyết định huỷ hay không huỷ quyết định trọng tài.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh