2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh có tính chất đa quốc gia, xuyên biên giới đòi hỏi phải xây dựng mô hình cơ quan cạnh tranh có vị thế, vai trò đủ mạnh để tiến hành thực hiện hoạt động điều tra, xét xử một cách độc lập theo quy định. Để thực thi đầy đủ Luật Cạnh tranh 2018, việc sớm thành lập, kiện toàn, ổn định tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cần thiết, góp phần bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, công bằng, góp phần bình ổn thị trường, bình ổn giá và bảo vệ người tiêu dùng.
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lí nhà nước về cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên. Bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác.
- Về chức năng của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Nhằm kế thừa, đảm bảo ổn định việc điều hành quản lý trong lĩnh vực về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng thời đảm bảo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại Nghị quyết 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về cải cách, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ tiếp tục giao Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh trạnh và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật cạnh tranh và quy định của luật khác có liên quan.
- Về nhiệm vụ, quyền hạn: Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc để Bộ trưởng Bộ Công Thương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; thụ lý, tổ chức điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và quy định của pháp luật khác có liên quan; kiểm soát tập trung kinh tế; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;…
Để góp phần làm nên cơ cấu của một tổ chức, thì luôn cần có những thành viên hoạt động chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể. Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về mô hình tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia diễn ra ngày 07/05/2020, Bộ Công Thương, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, đã báo cáo một số nội dung về cơ cấu tổ chức của Ủy ban này[1]. Theo Luật Cạnh tranh năm 2018 tại Điều 48 quy định về thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:
“Điều 48. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
1. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật này.
2. Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa là 15 người, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.
3. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
4. Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.”
- Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (căn cứ vào Điều 47 của Luật Cạnh tranh năm 2018).
Theo Điều 49 Luật Cạnh tranh năm 2018, thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải có đủ tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.
- Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.
- Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018
Luật Hoàng Anh
[1]http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Thuong-truc-Chinh-phu-hop-ve-mo-hinh-to-chuc-cua-Uy-ban-Canh-tranh-Quoc-gia/394929.vgp truy cập ngày 19/11/2021.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh