2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Tuy nhiên, không phải loại hàng hóa nào cũng là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa, với một số loại hàng hóa sẽ có những điều kiện kinh doanh khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về các loại hàng hóa đó qua bài viết dưới đây.
Hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại 2005 bao gồm các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 25 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 25. Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện
1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó.
2. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.”
Danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/ND-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 được bổ sung bởi Nghị định 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009, cụ thể như sau:
+ Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyện dùng quân sự, công an; quân trang;
+ Các chất ma túy;
+ Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
+ Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
+ Các loại pháo;
+ Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Thực vật, động vật hoang dã;
+ Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng của con người;
+ Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;
+ Giống cây trồng, vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái;
+ Khoáng sản đặc biệt, độc hại;
+ Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm cho môi trường;
+ Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam;
+ Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam;
+ Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
+ Sản phẩm, vật liệu có chứa amilăng thuộc nhóm amfibole;
+ Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc là thành phẩm khác nhập lậu.
Các loại hành hóa trên đây sẽ không được phép lưu thông trên thì trường cũng như không được phép là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa bởi tính chất độc hại, nguy hiểm đối với sức khỏe con người cũng như ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;
+ Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ;
+ Hóa chất bảng 2 và bảng 3 (theo Công ước quốc tế);
+ Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến);
+ Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;
+ Rượu các loại.
Các loại hàng hóa trên do mức độ nguy hiểm cũng như ảnh hưởng của nó đến môi trường, xã hội không quá lớn như đối với hàng hóa cấm kinh doanh. Tuy nhiên, nhà nước không khuyến khích thương nhân kinh doanh những loại hàng hóa này trên thị trường. Khi kinh doanh các loại hàng hóa hạn chế kinh doanh phải đảm bảo các quy định về chủ thể, cơ sở sản xuất kinh doanh, giấy phép kinh doanh….
+ Xăng, dầu các loại;
+ Khí đốt các loại (Bao gồm cả hoạt động chiết nạp);
+ Các thuốc dùng cho người;
+ Thực phẩm thuộc Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao;
+ Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật;
+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
+ Phim, băng, đĩa hình (bao gồm cả hoạt động in, sao chép);
+ Nguyên liệu thuốc lá.
+ Các loại hóa chất độc khác không thuộc hóa chất bảng (theo Công ước quốc tế);
+ Thực phẩm ngoài Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
+ Các loại trang thiết bị y tế;
+ Ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản;
+ Thức ăn nuôi thủy sản;
+ Giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh;
+ Thức ăn chăn nuôi;
+ Giống cây trồng chính, giống cây trồng quý hiếm cần bảo tồn;
+ Phân bón;
+ Vật liệu xây dựng;
+ Than mỏ;
+Vật tư, thiết bị viễn thông (trừ thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến);
+ Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến;
+ Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
+ Vàng;
Đối với những loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện do có yêu cầu tính chuyên môn, nghiệp vụ đối với việc kinh doanh hàng hóa đó, cũng như yêu cầu về tài chính nên khi kinh doanh các loại hàng hóa trên, các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Tùy vào từng loại hàng hóa kinh doanh sẽ có những yêu cầu riêng biệt về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh…
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh