2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
- Luật Cạnh tranh năm 2018.
- Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Thủ tục tố tụng cạnh tranh là trình tự (thứ tự) các giai đoạn, các bước mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện những hoạt động nhất định để giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh. Thủ tục tố tụng cạnh tranh bao gồm 3 giai đoạn cơ bản, đó là điều tra vụ việc cạnh tranh, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Điều tra vụ việc cạnh tranh được khởi đầu bằng quyết định điều tra dựa trên thông tin về hành vi vi phạm hoặc khiếu nại vụ việc cạnh tranh và kết thúc bằng đình chỉ điều tra hoặc bằng báo cáo, kết luận điều tra:
- Quyết định điều tra
Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh dựa vào một trong các căn cứ theo quy định tại Điều 80 của Luật Cạnh tranh.
- Đình chỉ điều tra, khôi phục điều tra
Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp quy định tại Điều 86 của Luật Cạnh tranh năm 2018. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hoặc theo đề nghị của các bên liên quan khôi phục điều tra trong các trường hợp tại Điều 87 của Luật này.
- Báo cáo điều tra, kết luận điều tra
Sau khi kết thúc điều tra, điều tra viên vụ việc cạnh tranh lập báo cáo điều tra để trình Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Dựa vào đó, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tổ chức xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh.
Trong giai đoạn này, tùy vào từng loại vụ việc cạnh tranh mà Chủ tịch Ủy ban Quốc gia hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh sẽ ra một trong hai quyết định đó là đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh hoặc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, tổ chức, cá nhân không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
- Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh hoặc vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền ra quyết định xử lý vụ việc đó hoặc ra quyết định yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.
- Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Khi đó, Hội đồng này sẽ có thẩm quyền yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung; sau khi có kết luận điều tra bổ sung Hội đồng phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh hoặc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Căn cứ vào Điều 94 của Luật Cạnh tranh năm 2018 thì quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tóm tắt nội dung vụ việc.
+ Phân tích vụ việc;
+ Kết luận xử lý vụ việc.
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được tống đạt cho tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký. Việc tống đạt quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được thực hiện bằng một hoặc một số phương thức sau đây:
+ Trực tiếp;
+ Qua bưu điện;
+ Qua người thứ ba được ủy quyền.
- Trường hợp không tống đạt được theo một trong các phương thức nêu trên thì quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 114 của Luật Cạnh tranh năm 2018 như sau:
- Theo đó, sau 15 ngày kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.
- Trong trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định. Cụ thể, ngay tại Điều 1 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật này như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại (sau đây gọi chung là bản án, quyết định); hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh