2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng thương mại là thời hiệu được các bên trong hợp đồng thương mại quan tâm khi xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng. Vậy thời hiệu khởi kiện là bao lâu?
Tại Khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về thời hiệu như sau:
“Điều 149. Thời hiệu
1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.”
Tranh chấp kinh doanh thương mại được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra giữa các bên trong hợp đồng thương mại. Bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư.
Thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là thời hạn mà pháp luật cho phép chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án kinh doanh thương mại bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tại Điều 319 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hiệu khởi kiện như sau:
“Điều 319. Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.”
Theo đó, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng thì thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 317 Luật Thương mại 2005, khi phát sinh tranh chấp liên quan đến giao dịch thương mại thì các bên tham gia có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết tranh chấp đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, việc khởi kiện yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết tranh chấp cũng phải nằm trong thời hiệu khởi kiện do luật định để đảm bảo tranh chấp được Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng Tòa án hoặc tố tụng Trọng tài. Nếu hết thời hạn khởi kiện mà bên có quyền mới thực hiện việc khởi kiện thì Tòa án sẽ quyết định tiếp tục giải quyết hay đình chỉ giải quyết vụ án tùy thuộc vào việc bên còn lại có yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án hay không. Đối với tố tụng trọng tài, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc cách thức Trọng tài áp dụng thời hiệu khởi kiện như đối với tố tụng Tòa án. Trên thực tế đã có Trung tâm trọng tài đưa quy định về việc áp dụng thời hiệu khởi kiện trong Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm mình mang tính chất tương tự như việc áp dụng thời hiệu khởi kiện trong tố tụng Tòa án như sau: “Hội đồng Trọng tài chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên tranh chấp với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi kết thúc phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.”[1]
+ Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 Luật này (Điều 319 Luật thương mại năm 2005);
+ Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 162 Bộ luật hàng hải năm 2005);
+ Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa hàng hóa vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là 01 năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng (Điều 97 Bộ luật hàng hải năm 2005);
+ Thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc liên quan đến hợp đồng thuê tàu là 02 năm, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng (Điều 142 Bộ luật hàng hải năm 2005);
+ Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng cứu hộ hàng hải là 02 năm, kể từ ngày kết thúc hành động cứu hộ (Điều 195 Bộ luật hàng hải năm 2005);
+ Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là 03 năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000).
Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 quy định 04 trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện bao gồm:
+ Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
+ Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật dân sự 2015, luật khác có quy định khác;
+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;
+ Trường hợp khác do luật quy định.
Ví dụ, nếu người cho thuê có tranh chấp về hợp đồng thuê tài sản thì thời hiệu khởi kiện là 03 năm theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015, tuy nhiên nếu tranh chấp là đòi lại tài sản cho thuê do người khác đang quản lý, chiếm hữu thì căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Trong một số trường hợp quy định tại Điều 156 Bộ luật dân sự 2015, sẽ có một khoảng thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện. Đối với tranh chấp thương mại, thông thường đó là khi xảy ra các sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu. Đây là những yếu tố khách quan nằm ngoài khả năng kiểm soát của chủ thể có quyền khởi kiện, gây khó khăn và có thể khiến chủ thể có quyền khởi kiện không thể khởi kiện được trong thời gian quy định, do đó, để đảm bảo quyền lợi của chủ thể có quyền khởi kiện, khoảng thời gian mà các sự kiện này diễn ra sẽ không được tính vào thời hiệu khởi kiện.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
[1] Khoản 2 Điều 11 Quy tắc Tố tụng trọng tài của Trung tâm Thương Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (TRACENT)
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh